Xu hướng của dòng chảy FDI vào Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing (Trang 34 - 37)

Một số xu hướng đáng quan tâm về dòng chảy FDI vào Việt Nam hiện nay:

1. V iệt Nam tiếp tục là một điểm đầu tư hấp dẫn.

Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá là môi trường đầu tư hâp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI. Việt Nam đứng thứ 9 trong số các quốc gia châu Á về thu hút FDI. Năm 2007, FDI vào Việt Nam tăng kỉ lục đạt 20.3 tỉ USD. Một làn song FDI đã đổ bộ vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam cũng được đánh giá là môi trường đàu tư hâp dẫn: vị trí địa lí thuận lợi, ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô, nguồn lao động dồi dào, các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ, thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng…là các thế mạnh mà Việt Nam cần khai thác và phát huy để thu hút nhiều FDI hơn nữa. Tuy nhiên, thiếu nguồn trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống pháp lí chưa hoàn thiện, luật bản quyền và sỏ hứu trí tuệ chưa được coi trọng là những điểm yếu mà Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục.

2. Trung Quốc cộng một- Và Việt Nam

Trung Quốc- một trong những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới đang mất dần ưu thế thu hút FDI. Từng là một “nhà máy sản xuất khổng lồ của thế giới”, là sự chọn lựa đầu tiên của các nhà đầu tư quốc tế khi muốn

mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn cầu, nhưng nay Trung Quốc đang mất dần ưu thế này vào tay các nước đang nổi lên ở khu vực châu Á, nhất là Ấn Độ và các nước Đông Nam Á…Một số nguyên nhân của xu hướng suy giảm là:

 Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng cao, đặc biệt là chi phí nhân công

 Các nhà đàu tư đang tiến hành đàu tư tại Trung Quốc muốn tìm một thị trường khác để mở rộng sản xuất kinh doanh để phân tán rủi ro. Thị trường Trung Quốc bị đánh giá có chỉ số rủi ro cao : do iệc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa được thực hiện đầy đủ; bất ổn xã hội ở các vùng nông thôn, nhất là ở các tỉnh miền Tây; nguy cơ đồng nhân dân tệ có khả năng tăng giá mạnh.

 Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế ở Châu Á- như Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á

Chính vì các lí do trên mà các nhà đàu tư đang theo đuổi chiến lược “Trung Quốc cộng một” - nghĩa là ngoài việc đầu tư ở Trung Quốc, họ còn chọn một nước khác, chủ yếu là một nước ở khu vực Asean để đầu tư. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam- một quôc gia nằm kề Trung Quôc và cũng có những lợi thế trong thu hút FDI tương tự như Trung Quốc.

3.Vốn đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tập trung vào công nghệ cao, dịch vụ và bất động sản.

Một cuộc chạy đua đầu tư vào Việt Nam giữa nhiều tập đoàn sản xuất công nghệ cao đang diễn ra với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD: các nhà đàu tư như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… đã sớm xây dựng nhà máy ở Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn. tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel (Mỹ) cho khởi công xây dựng nhà máy tại SHTP với số vốn 1 tỷ USD.Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony… dự kiến đầu tư dự án 5 tỷ USD. Các nhà đàu tư công nghệ cao quan tâm tới Việt Nam vì nhiều nguyên nhân : hính sách cởi mở trong thu hút đầu tư và tận dụng thời cơ VN gia nhập WTO, Yếu tố chi phí lao động thấp, hạ giá thành sản phẩm, thị trường rộng lớn và không ngừng lớn mạnh khi thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện từ sự phát triển ổn định của nền kinh tế

Thu hút FDI trong quý 1 năm 2008 được hơn 5 tỷ USD, nhưng 90% trong số đó là đàu tư vào lĩnh vực bất động sản.- một thị trường màu mõ với các nhà đầu tư. Đó là do nhu cầu về bất động sản tăng liên tục trong khi cầu thì nhỏ bé, và hạn hẹp. Gia tăng đầu tư vào bất động sản đồng nghĩa với đẩy mạnh khu vực dịch vụ còn đang rất khiêm tốn của Việt Nam so với các nền

kinh tế khác. Hơn nữa, việc đầu tư khai thác khu vực này sẽ tạo sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực công nghiệp, ví dụ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, đồ gia dụng... góp phần làm giảm áp lực tăng giá, tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tuy nhiên đứng ở góc độ khác, thì sự gia tăng vốn đàu tư vào bất dộng sản lại cho thấy tính hấp dẫn của đầu tư vào các lĩnh vực khác: công nghiệp chế biến, nông nghiệp… do cơ sở hạ tầng yếu kém, và những bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô gần đây gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuât.

II.Ma trận SWOT phân tích môi trường đầu tư ở Bắc Ninh

Từ việc phân tích xu hướng vận động của dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới cũng như phân tích tình hình môi trường đầu tư của Bắc Ninh ta có thể dựng mô hình Ma trận SWOT phân tích môi trường đầu tư ở Bắc Ninh như sau:

Điểm mạnh

• Có vị trí địa lí lí tưởng

• Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ

• Cơ sở hạ tầng hoàn thiện

• Thủ tục hành chính trong hoạt động quản lí đầu tư được thực hiện “một cửa, tại chỗ”

Cơ hội

• Việt Nam gia nhập WTO

• xu thế của dòng vốn FDI Tiếp túc chảy mạnh vào VN: đặc biệt là từ các nước châu Á; Hàn Quốc, NHật Bản, Đâi Loan, Hồng Kông, Trung Quốc

• Việt Nam và các nước ASEAN trở thành điểm đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư để phân tán rủi ro từ đầu tư vào Trung Quốc

• Dòng vốn tiếp tục được hấp thụ mạnh ở các ngành: công nghệ cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm

Điểm yếu

• Thiếu nguồn lao động có chất lương cao

• Chưa định vị đươc hình ảnh của địa phương

• Nghèo về tài nguyên thiên nhiên

Nguy cơ :

• Sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI ở các địa phương trong cả nước

• Nhiều địa phương có được ưu thế vượt trội về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên

• Các nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi cao về môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w