Hình thức xuất khẩu mặt hàng thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi VN (Trang 55 - 56)

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG MARKETING XUẤT KHẨU THỊT

3. Phân tích thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam

3.4. Hình thức xuất khẩu mặt hàng thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.

Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu thịt lợn bằng 2 hình thức là: + xuất khẩu trực tiếp.

+ xuất khẩu trả nợ.

a. Xuất khẩu trực tiếp.

Đây là hình thức kinh doanh trong đó công ty tự khai thác nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu và chịu mọi chi phí, rủi ro về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam áp dụng hình thức xuất khẩu này đối với hoạt động xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và thị trường Liên Bang Nga. Theo hình thức này, công ty trực tiếp đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng xuất khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi hợp đồng được thực hiện, tiền hàng sẽ được thanh toán bằng L/ C. Đối với các doanh nghiệp Hồng Kông sẽ được thanh toán qua L/C trả ngay, còn các doanh nghiệp Nga sẽ thanh toán bằng L/C trả chậm 6 tháng.

Ưu điểm của phương thức xuất khẩu này giúp công ty chủ động trong kinh doanh, tự mình có thể xâm nhập thị trường, gợi mở và kích thích nhu cầu. Đây là phương thức có hiệu quả kinh tế cao, song tính rủi ro cũng rất lớn, với phương thức này nếu công ty có tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn thế nữa bằng phương thức xuất khẩu trực tiếp công ty tự khẳng định mình về nhãn hiệu sản phẩm, tên Tổng công ty, tên quốc gia trên thị trường sản phẩm chăn nuôi thế giới, dần đưa uy tín về sản phẩm vào thị trường.

Trực tiếp tìm kiếm bạn hàng tiến hành đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu thịt lợn với số lượng, giá cả do hai bên thoả thuận. Bằng phương pháp này công ty nắm sát được thị trường tiêu dùng thịt lợn của các đối tác đồng thời có những phản ứng kịp thời và hợp lý trước những thay đổi bất thường của thị trường.

Nhược điểm của việc áp dụng phương thức xuất khẩu hàng thịt lợn này của công ty là: Trong điều kiện hiện nay, công ty còn gặp một số khó khăn như giá thành sản xuất còn cao, công nghệ chế biến, giết mổ còn lạc hậu. Thị trường

xuất khẩu khó khăn do khả năng thanh toán có nhiều rủi ro, đặc biệt là trong cơ chế thanh toán của các doanh nghiệp Nga, cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nước xuất khẩu thị trường lợn có giá thành luôn ở mức độ thấp.

b. Xuất khẩu trả nợ: (xuất khẩu t heo nghị định thư).

Căn cứ theo hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Liên Bang Nga thì hàng năm chính phủ Việt Nam sẽ xuất khẩu một số mặt hàng trả nợ cho Liên Bang Nga. Một trong số mặt hàng đó là thịt lợn đông lạnh. Theo chỉ thị của chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu trả nợ theo Nghị định thư cho Liên Bang Nga mặt hàng thịt lợn đông lạnh.

Hoạt động xuất khẩu trả nợ này bắt đầu được thực hiện từ năm 1998.

Theo hình thức xuất khẩu này, hàng năm phía Liên Bang Nga sẽ tổ chức nhiều đợt đấu thầu để lựa chọn và thông báo cho phía Việt Nam tên các tổ chức, doanh nghiệp Nga được uỷ quyền nhập khẩu hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ Việt Nam. Đợt thông báo cuối cùng không chậm hơn 1/11 hàng năm. Ngay sau khi nhận được thông báo trên của Liên Bang Nga, chính phủ Việt Nam sẽ thông báo lại cho các doanh nghiệp Việt Nam được ủy quyền xuất khẩu. Trên cơ sở đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ liên lạc với các tổ chức của Nga đã trúng thầu để tiến hành việc xuất khẩu.

Đối với mặt hàng thịt lợn, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sau khi nhận được thông báo của chính phủ sẽ liên lạc với tổ chức trúng thầu của Liên Bang Nga và hai bên sẽ thảo luận, đàm phán để đi tới ký kết hợp đồng xuất khẩu, giá cả hàng xuất khẩu sẽ được xác định theo mức giá quốc tế và tính bằng đồng USD.

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2003.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi VN (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w