Chứng từ sử dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ cho vay tại chi nhành ngân hàng công thương đống đa- hà nội (Trang 39 - 41)

II/ Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng

1.2/ Chứng từ sử dụng

- Chứng từ gốc: gồm có hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản và các loại giấy tờ liên quan khác. Đây là những chứng từ có giá trị pháp lý cao về khoản tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay, đồng thời cũng là căn cứ để kế toán hạch toán cho vay, thu nợ cho ngân hàng. Nội dung và hình thức của các chứng từ này đã đợc quy định và đợc in sẵn theo mẫu, trong đó có đầy đủ tất cả các yêu tố cần thiết, kế toán có trách nhiệm giúp khách hàng lập và phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đó mỗi khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nếu các chứng từ này

đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì khách hàng sẽ đợc nhận tiền vay. Khách hàng và ngân hàng đều phải tôn trọng tất cả các điều khoản đã ghi trong các giấy tờ này.

- Chứng từ ghi sổ: là những chứng từ mà kế toán căn cứ vào đó để phản ánh vào tài khoản nội bảng hay ngoại bảng. Chứng từ ghi sổ mà Ngân hàng Công th- ơng Đống Đa- Hà Nội sử dụng bao gồm:giấy lĩnh tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, uỷ nhiệm chi, séc thanh toán...Nhìn chung, các loại chứng từ ghi sổ đợc sử dụng tại Ngân hàng Công thơng Đống Đa- Hà Nội rất phong phú và đa dạng phù hợp với từng mặt nghiệp vụ, từng loại vốn vay, từng hình thức thanh toán. Các chứng từ này cũng đợc lập và in theo mẫu của ngân hàng, kế toán phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát kỹ lỡng nếu đúng thì kế toán cho vay sẽ mở sổ chi tiết cho khách hàng.

2/Về điều kiện cho vay.

Thực hiện theo quyết định 1267/QĐ - NHNN ban hành ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nớc về việc ban hành "Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng" Ngân hàng Công thơng Đống Đa- Hà Nội xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là:

+ Pháp nhân phải có đủ các điều kiện đợc công nhận là pháp nhân và phải có năng lực pháp luật dân sự.

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp t nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+ Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phơng án sản xuất kinh doanh.

+ Kinh doanh phải có hiệu quả, không có nợ quá hạn trên 6 tháng đối với ngân hàng.

+ Đối với pháp nhân và doanh nghịêp t nhân phải có năng lực tài chính lành mạnh và phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

+ Đối với các khách hàng vay vốn phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, phù hợp với điều lệ, kế hoạch và giấy phép kinh doanh, phù hợp với mục đích đợc giao, thuê, khoán quyền sử dụng đất, mặt nớc.

- Có dự án đầu t, phơng án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có phơng án phục vụ đời sống khả thi kèm theo khi phơng án trả nợ khả thi.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hớng dẫn của Thống đốc Ngân hàng nhà nớc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ cho vay tại chi nhành ngân hàng công thương đống đa- hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w