Ví dụ minh họa: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế. (Trang 63 - 65)

Việt Nam

a.Thực thi chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Phần lớn hàng may của Việt Nam xuất khẩu trong thời gian qua là hàng gia công cho các nước, vì vậy các doanh nghiệp đơn vị gia công chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp may Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đng cho hoạt động này.

b. Làm tốt công tác đào tạo các nhà thiết kết mẫu sản phẩm may có trình độ quốc tế để có thể sáng tạo và chủ động tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng, có tính khác biệt và hấp dẫn người tiêu dùng, tránh thụ động làm theo các đơn đặt hàng của các hãng lớn ở các nước hoặc bắt chước mẫu của người khác. Một hạn chế lớn của hàng may Việt Nam là thường làm theo kiểu dáng của các sản phẩm mà các nước khác đã làm, ít có tính sáng tạo và độc đáo.

c. Nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm. Ngành may mặc Việt Nam có ưu thế là giá nhân công rẻ nhưng tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm lớn hơn so với nhiều nước khác. Lợi thế giá nhân công rẻ sẽ mất đi khi chúng ta gia nhập WTO và Chính phủ cải cách tiền lương. Để hạn giá thành sản phẩm, ngoài việc hiện đại hoá công nghệ thì điều quan trọng là phải nâng cao tay nghề và kỹ năng của công nhân để nâng cao năng suất lao động ngành.

d. Giữ gìn chứ tín trong kinh doanh. Chữ tín ở đây không chỉ giới hạn trong vấn đề chất lượng, giao nhận và thanh toán mà còn trong việc kinh doanh theo thông lệ và cam kết quốc tế.

e. Đẩy mạnh nghiên cứu các thị trường trọng điểm, các thị trường ngách, vì khả năng các doanh nghiệp Việt Nam giữ và tăng thị phần ở các thị trường trọng điểm và truyền thống là rất thấp. Đặc biệt cần quan tâm đến thị trường Nga và các nước Đông âu.

f. Đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở phát triển vững chắc thị trường trong nước. Thị trường trong nước là nơi có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng và lợi thuận hơn so với thị trường ngoài nước, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn đầu tư phát triển, là nơi bắt đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và uy tín của sản phẩm.

Câu 21: Những nội dung chủ yếu trong chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện hôi nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế. (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w