Vấn đề phạm trù vị từ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu tiếng việt thực hành (Trang 26 - 27)

Thảo luận

Ngữ pháp chức năng gộp cả động từ và tính từ vào chung một nhóm là vị từ.Anh (chị) hãy nêu ý kiến của mình?

Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, ngoài từ loại cơ bản là danh từ, có hai từ loại cơ bản khác là động từ và tính từ. Ở tiếng Việt, ở một mức độ nhất định cũng có thể thấy có sự khác biệt giữa 2 từ loại này, nhưng bên cạnh đó, hai từ loại này bộc lộ trong tiếng Việt nhiều điểm gần gũi với nhau hơn.Trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu, mức độ khác biệt giữa động từ và tính từ rất rõ. đặc biệt là trong hoạt động ngữ pháp của chúng, ở đó tính từ biểu lộ nhiều điểm gần gũi với danh từ hơn, mà khác biệt với động từ. Chẳng hạn ở tiếng Nga, tính từ có quan hệ chặt chẽ với danh từ, và luôn tương hợp với danh từ về các phạm trù giống. số, cách. Hơn nữa tính từ hạn chế trong vai trò làm vị ngữ độc lập (khi làm vị ngữ. tính từ cần biến đổi thành hình thức ngắn đuôi, hoặc cần có sự trợ giúp của trợ động từ).Ở tiếng Việt, tính từ và động từ gần gũi với nhau về nhiều phương diện :-Về ý nghĩa, có thể quan niệm cả hai từ loại đó đều biểu hiện ý nghĩa đặc trưng của

thực thể, đối lập với danh từ là từ loại biểu hiện thực thể. Ta có sự lưỡng phân :Thực thể // Đặc trưng của thực thểDanh từ // Động từ và tính từ.-Về khả năng kết hợp trong cụm từCả hai (động từ và tính từ) đều có thể kết hợp với các nhóm phụ từ, tuy rằng

động từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, từng, chớ) hơn, còn tính từ thì phần nhiều dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá lắm, cực kỳ, vô cùng...) hơn.-Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câuCả hai từ loại động từ và

tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, đặc biệt là các chức năng vị ngữ. định ngữ. bổ ngữ. Hơn nữa cả hai đều có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp. Còn danh từ, không thể làm vị ngữ trực tiếp.

VD: so sánh khả năng kết hợp từ của động từ và tính từ

VD: so sánh khả năng làm vị ngữ trực tiếp :Con ngựa ấy // đi.Con ngựa ấy// đẹp.

từ). Còn trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu thì tính từ cùng với danh từ có thể họp thành một từ loại lớn là tĩnh từ, đối lập với động từ.

Trả lời câu hỏi

Theo bạn, hai từ loại này còn có những điểm khác biệt nào?

Tuy động từ và tính từ trong tiếng Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt. Vì vậy, trong phần lớn các công trình nghiên cứu hoặc giảng dạy tiếng Việt, động từ và tính từ vẫn được xem xét như hai từ loại riêng biệt. Giáo trình này, một mặt chỉ ra sự gần gũi của động từ và tính từ trong tiếng Việt, mặt khác vẫn thừa nhận sự khác biệt của chúng, và xem xét chúng như những từ loại riêng biệt .

Một phần của tài liệu tiếng việt thực hành (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)