7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Hình ảnh người lính
1. Mở đầu Việt Bắc, ai cũng nhận thấy anh bộ đội cụ Hồ chiếm một vị trí quan trọng trong tập thơ. Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến những năm đầu kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội chưa xuất hiện trong thơ ca, hay chỉ
hiện ra một cách thấp thoáng, thì nay hình ảnh anh Vệ quốc kháng chiến được thể hiện rõ nét trong thơ, với tư cách là những người nông dân nghèo khổ:
Bữa đói bữa no
Chạy quanh chẳng đủ Ngày hai bát ngô Lên rừng đào củ...
(Bà mẹ Việt Bắc, 1948 )
Khi có tiếng gọi của dân tộc, của cuộc kháng chiến trường kỳ, họ tự các phương trời sẵn sàng đến với cuộc kháng chiến, bởi những người nông dân mặc áo lính đó chan chứa tình yêu nước. Quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc nhất trí, đời họ gắn chặt với cách mạng và kháng chiến. Từ nhân dân mà ra, họ anh dũng vì nhân dân chiến đấu.
Bài thơ xuất sắc đầu tiên ở tập Việt Bắc viết về anh Vệ quốc quân kháng chiến là bài Cá nước. Nhà thơ ghi lại cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa" tôi" và anh Vệ quốc quân:
Tôi ở Vĩnh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi.
(Cá nước, 1947 )
Hồi đầu kháng chiến, đã có nhiều nhà thơ viết về người lính, nhưng thường với cái nhìn lãng mạn. Trần Mai Ninh ghi lại hình ảnh anh Vệ quốc quân vào cuối năm 1946 trong Nhớ máu:
Những con người Đã bước vào bất tử ! Ô, những người!
Tròn một củ
Hay những người gầy sắt lại Mặt rẹt một đường gươm Lạnh gáy...
( Nhớ máu, 1946 )
Cũng tương tự là Quang Dũng trong Tây Tiến:
Tây Tiến, đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
( Tây Tiến, 1948 )
So với họ, Tố Hữu đã tiến một bước dài trong nhận thức cũng như trong thể hiện chiến tranh. Nhà thơ đã ghi lại thực tế quyết liệt của kháng chiến, những cuộc hành quân vất vả của pháo binh, hay nỗi lo âu thắt ruột của bà mẹ chiến sĩ. Sự lay động đến gốc rễ tâm hồn người làm thơ và trách nhiệm sâu xa mà người làm thơ cảm thấy nặng trên vai, khi nhìn vào những sống chết hàng ngày của quần chúng, tất cả những cái đó đã giúp cho Tố Hữu không còn viết những câu thơ lãng mạn cũ:
Nhân loại trườn lên trên biển máu Đang mơ xuân đến với môi cười.
( Xuân, 1946 )
Mà sớm đến với những chất liệu mới có ngay trong hiện thực:
Tôi ở Vĩnh yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi.
Đi cùng pháo binh, Tố Hữu nhìn ngay bằng con mắt của anh pháo binh thân mật, chăm chút, mến thương với pháo:
Ta bế ta bồng Voi lên ta hát Vai ta vai sắt Chân ta chân đồng Ta đi qua rừng Lau tre san sát Voi nghe ta hat Núi rội vang lừng...
( Voi, 1948 )
Một bài thơ thật hay trong thơ ca Việt Nam. Trong tiếng hát của anh pháo binh, chúng ta nghe như vang dội tiếng hò của người kéo gỗ. Bài thơ vui đùa mà chắc nịch, thật lạc quan. Nó đã đem đến cho thơ ca tiếng hát khoẻ mạnh và tự hào của quần chúng, trên hai âm hưởng, hai giai điệu, đó là lao động và chiến đấu.
Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió dầm sương với anh bộ đội. Tố Hữu đã giúp ta hiểu cách mạng, hiểu cuộc sống nơi rừng sâu của anh Vệ quốc. Người lính ở rừng núi bị sốt rét dày vò. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh:
Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế !
Với tư thế:
Tỳ tay trên mũi súng.
(Cá nước, 1947)
Tố Hữu cho ta thấy- người lính đó là người nông dân mặc áo lính. Anh bộ đội của chúng ta là người đến từ ruộng đồng, là những người bạn hiền lành" người lính trường chinh áo mỏng manh", những ngày đi của anh là những ngày "vắt với sương":
Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc tai thao thức Mùa lại mùa qua, rét nhức xương.
( Lên Tây Bắc, 1948 )
Thế mà qua anh, cuộc kháng chiến đã dành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:
Anh kể chuyện tôi nghe
Trận chợ Đồn, chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha hả....
( Cá nước, 1947)
Cuộc gặp gỡ tình cờ, câu chuyện chiến thắng sôi nổi, dáng dấp hiền lành của người chiến sĩ được ghi lại trong vần thơ Tố Hữu không khoa trương mà lắng đọng, không xôn xao mà thấm thía; người thi sĩ cán bộ gặp anh Vệ quốc quân trên lưng đèo Nhe, chưa nói với nhau lời nào mà đã hiểu, đã yêu. Và cái tình cảm âm thầm đằm thắm, cũng như cái miếng thuốc lào đã gắn bó họ lại với nhau.
Trưa nay trên đèo Nhe Ta say sưa vài phút Chia nhau điếu thuốc lào Nào anh hút tôi hút
Những cử chỉ tưởng như là nhỏ nhặt, bình thường chẳng có gì đáng nhớ"; chia nhau điếu thuốc lào", mà ngụ một tình cảm thật thắm thiết, bao la. Thơ Tố Hữu thật tài tình và lý thú. Ông lấy tên bài thơ là Cá nước, dựa theo cách nói quen thuộc của Giải phóng quân Việt Nam trong thời kỳ bí mật" Dân là nước, du kích là cá". Tố Hữu đã lấy sức mạnh của thơ làm cho tình "Cá nước" trở thành điển hình tình cảm mới của thời đại. Đó là tình quân dân thắm thiết, nguồn gốc của tinh thần và sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
Viết về anh Vệ quốc, Chính Hữu cũng có những hình ảnh chân thực về những người lính gặp gỡ nhau trong chiến tranh:
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
( Đồng chí, 1948 )
Những người"tứ xứ" hôm qua còn xa lạ, hôm nay đã trở thành" tri kỷ". Cách mạng làm nảy sinh nhiều thứ tình cảm trước kia rất ít thấy: tình đồng đội, tình đồng chí, tình đại gia đình dân tộc gắn bó mọi người lại với nhau:
Gặp nhau mới lần đầu Họ tên nào chẳng biết? Anh người đâu, tôi đâu? Gần nhau là thân thiết.
(Cá nước, 1947 )
Gian khổ bao nhiêu họ cũng quyết tâm vượt qua, càng gian khổ họ càng hăng hái tin tưởng:
Con đường gieo neo Là đường Vệ quốc Tha hồ đèo dốc Ta hò ta reo !
Nếu cuộc sống cực nhọc trước kia đè nặng lên con người và tâm hồn dân tộc, thì bây giờ ý thức vì Tổ quốc mà vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả, chính điều đó tạo nên vẻ đẹp riêng của anh bộ đội trên đường lên Tây Bắc:
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo.
( Lên Tây Bắc, 1948 )
Cái đẹp của anh bộ đội trong tư thế oai vệ, được nhìn qua cặp mắt của bà mẹ nghèo:
Bộ nó rõ oai Vai thì đeo súng Ngực chéo hai quai Áo thì thắt bụng. Đầu nó đội mũ Có cái sao vàng Trước nó lam lũ Bây giờ thấy sang!
( Bà mẹ Việt Bắc, 1948)
Đi tới đâu," Người lính trường chinh áo mỏng manh" ấy cũng mang lại nguồn vui cho nhân dân tới đó." Mỗi bước vàng theo đồng lúa chín- Lửa vui từng mái nứa tươi xanh"... Quân thù bị xua đuổi, cuộc sống lại yên vui:
Anh về cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca.
Nhưng vì ở nơi xa kia, giặc còn đang đốt phá làng mạc, gieo rắc tang thương, nên anh lại phải ra đi, khiến bà con ngậm ngùi lưu luyến :
Nhưng rồi khói từ xa gió thổi Núi kêu anh bộ đội lên đường.
( Lên Tây bắc, 1948 )
Người cách mạng không có giận ghét gì hơn giận ghét địch .Tố Hữu đã tả cái căm thù nét đặc trưng của một người "lính cụ Hồ" khi nghe bà mẹ kể lại tội ác của quân địch: Mắt nó đỏ nọc Nó cầm tay tôi: "Mé ơi đừng khóc Nước độc lập rồi !" (Bà mẹ Việt Bắc, 1948)
"Cặp mắt đỏ nọc ấy" còn có tác dụng góp vào việc nâng cao ý chí chiến đấu không ngừng, không mỏi mệt của người chiến sĩ, và bằng mọi giá phải tiêu diệt hết quân xâm lược. Cái căm thù ấy nổi bật trong lời của người chiến sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc, bằng một lời thơ thật mạnh và rất" bộ đội":
Chúng bay chui xuống đất Chúng bay chạy đằng trời Trời không của chúng bay Đạn ta rào lưới sắt!
Đất không của chúng bay Đai thép ta thắt chặt!
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Người lính- anh bộ đội cụ Hổ trở thành nỗi kinh hoàng của kẻ thù, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tình cảm người bộ đội trong thơ Tố Hữu không phải máy móc, một chiều chỉ biết đạn lửa chiến trường, mà cũng da diết nhớ nhà, nhớ
làng mạc, nhớ tất cả những cái gì làm nên cuộc sống cần cù, giản dị của nông thôn Việt Nam, nơi anh và những người thân đã sinh ra và lớn lên, với biết bao kỷ niệm thiết tha:
Chắc có lúc lòng anh Nhớ nhà anh nhớ lắm Ôi người bạn hiền lành Mắt nhìn xa đăm đắm...
( Cá nước, 1947 )
Tố Hữu thấu hiểu nỗi lòng người chiến sĩ. Khi đi sâu vào tình cảm của người "nông dân mặc áo lính", đi sâu vào cái nguồn bồi đắp tinh thần dồi dào, vô tận của người chiến sĩ, cái tình gửi về hậu phương, nơi chôn nhau cắt rốn. Ở đó có người mẹ già tóc bạc hoa râm, thì câu thơ trở nên thắm thiết, ấm cúng lạ lùng. Không phải thơ Tố Hữu nữa mà là nỗi lòng nhớ thương của người chiến sĩ đang thánh thót. Tình cảm đó diễn ra sâu sắc trong bài Bầm ơi! chứa đựng tình yêu gia đình, yêu đồng chí, yêu nước đã quyện lấy nhau. Đó chính là tình cảm sâu sắc, cao quý của người chiến sĩ Việt Nam, đã được nhà thơ nâng niu, thấu hiểu:
Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu !
( Bầm ơi, 1948 )
Những câu thơ thấu tận nhân tình, thật là thấm thía, có lẽ chưa ai viết được như Tố Hữu. Những câu thơ chảy nước mắt, cái nước mắt không bi thảm, mà là
cái nước mắt sung sướng của tâm hồn khi được nghệ thuật động tới chỗ cao sâu. Cả bài thơ đi vào lòng người và ở luôn trong đó như một dòng suối ngọt ngào. Trên nguồn mạch tình cảm ấy bài Bầm ơi ! thật xứng đáng với tình mẹ con muôn thuở.
Viết về tình cảm của anh bộ đội dành cho mẹ, cho những bà bủ, bà bầm, tiếng thơ của nhà thơ Lê Đức Thọ cũng thật mến thương, nhưng ở đây là nỗi nhớ một bà mẹ bên một quán nghỉ chân dọc đường kháng chiến" miếng trầu bát nước tiễn đưa con" luôn sống mãi trong hoài niệm tác giả:
Hôm nay nhớ mảnh lòng vàng Nhớ người mẹ với muôn vàn yêu thương.
( Người mẹ )
Anh bộ đội đối với mẹ già thì hiền lành, thủ thỉ như thế. Nhưng đó chỉ là một góc lòng của anh, một khía cạnh của con người anh. Khi ở chiến trường đối diện với quân giặc thì hình ảnh anh bộ đội càng nổi bật trong những hy sinh cao cả:
Những đồng chí thân làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm.
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến trường tiếp viện
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Ý chí quyết chiến quyết thắng, nghị lực và tài trí của cả dân tộc, biết bao tấm gương kiên cường, anh dũng của quân và dân ta, của những ai có tên hoặc
không tên, cuối cùng đã giành được thắng lợi quyết định làm rạng rỡ cho đất nước, đưa Tổ quốc lên đỉnh vinh quang chói lọi:
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Tên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng !
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954 )
Từ những người chiến sĩ chân đất, đầu trần những năm đầu chống Pháp, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, người chiến sĩ" bộ đội cụ Hồ" tiếp tục được Tố Hữu miêu tả là con người mang vẻ đẹp thần thoại:
Anh đi, xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió, lay thành chuyển non
Mái chéo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương !
(Tiếng hát sang xuân, 1965)
Những vần thơ rất gợi cảm với những liên tưởng sáng tạo:
Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh Mà xông xáo, mà tung hoành, ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu năm góc !
(Bài ca xuân 1968)
Những anh hùng trong thời đại chống Mỹ cứu nước, cũng được nhà thơ xây dựng từ những con người có thật trong đời sống. Nhưng ở họ mang vẻ đẹp tượng trưng cho một thời đại, tiêu biểu như Nguyễn Văn Trỗi hoặc Mẹ Suốt, bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm chống Mỹ. Tố Hữu đã từ cái riêng của những cuộc đời cụ thể, khái quát lên thành cái chung của cả một lớp người, một thế hệ.
Trở lại anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân cầm súng, thật thà, chất phác, giản dị cả trong lời nói, cử chỉ và trong tư thế. Nhà thơ viết về họ với bản chất vốn có, mà vẫn tiềm tàng ẩn chứa những nét đẹp đại diện cho thời đại. Những con người kháng chiến và hiền lành ấy tiêu biểu cho toàn thể nhân dân lao động Việt Nam căm thù trước tội ác của giặc, đoàn kết yêu thương nhau trong một mối tình "cá nước", ra sức chiến đấu, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương. Họ là những người nông dân bình dị mà làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.
2. Đặc trưng của chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa là ai cũng sẵn sàng ra trận. Trẻ em cũng ra trận, cũng biết đảm nhận những công việc thích hợp nhất với lứa tuổi mình. Lượm là hình ảnh được ghi nhận đầu tiên về em bé liên lạc trong thơ kháng chiến. Tâm hồn em hồn nhiên, nhưng lòng em thấm sâu tình yêu nước, em là những chú" đồng chí nhỏ" làm nhiệm vụ giao thông vượt qua mặt trận, không sợ đạn của giặc, không sợ hiểm nghèo.
Tố Hữu yêu chú bé liên lạc, điển hình của những con cháu trung dũng của Bác Hồ. Ngay trong những nét phác tả chú bé ấy ta đã thấy thật mến yêu:
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh...
(Lượm, 1947)
Chú bé làm công tác liên lạc, vai đeo xắc, đầu đội mũ bộ đội, vẫn trẻ con trong bước đi nhảy nhót của tuổi nhỏ, xa nhà nhưng em không thấy sợ, lại thấy" ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà". Đó chính là niềm vui được ở trong đoàn thể, được sống bên cạnh các chú bộ đội, các chú cán bộ, được góp một phần nhỏ bé của mình cho cách mạng. Tố Hữu đã miêu tả em Lượm như một đồng chí nhỏ:
Thôi chào đồng chí ! Cháu đi xa dần...
(Lượm, 1949)
Tố Hữu không hề" nâng cao" em lên thành người chiến sĩ cách mạng như trong Từ ấy:
Em mạnh dạn chống bất công, tàn ác. Không cầu xin, không cất tiếng kêu ca.
( Hồn chiến sĩ, 1938)
Em Lượm trong Việt Bắc vẫn cứ là trẻ con như thường. Em đi kháng chiến với một tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, nhí nhảnh là vậy, thế mà những viên đạn kẻ thù đã cướp đi sự sống của em. Nhà thơ đã dành cho em một lòng thương yêu đặc biệt. Khi em ngã xuống, không ai quên được chú Lượm của Tố Hữu, không ai không thắt lòng khi Tố Hữu hạ xuống hai chữ: