1. 6 Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng trong tương lai
3.1 Nghiên cứu khả năng chiết Pd(II) của tác nhân chiết PDA
Trong các thí nghiệm được tiến hành dưới đây, dung môi dùng để hòa tan tác nhân chiết PDA được sử dụng là 1,2-dicloetan, n-dodecan, 1-octanol và nitrobenzen.
Sau khi tính toán các nồng độ pha loãng thích hợp của tác nhân PDA, chúng tôi hòa tan tác nhân PDA vào các dung môi ở trên để xác định khả năng hòa tan của từng loại. Bảng 5 chỉ ra mức độ hòa tan của mỗi loại dung môi là khác nhau.
Bảng 5 : Khả năng hòa tan của tác nhân chiết PDA trong dung môi.
Dung môi sử dụng (dùng để hòa tan tác nhân PDA) Tác nhân
chiết 1,2-dicloetan n-dodecan 1-octanol nitrobenzen
PDA Tan Không tan Không tan Không tan
Từ kết quả ở trên, chúng tôi chỉ nghiên cứu được khả năng chiết của Pd(II) bằng tác nhân PDA trong dung môi sử dụng là 1,2-dicloetan.
Đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu khả năng chiết Pd(II) tại nồng độ là 10, 20ppm. Tuy nhiên, với khả năng chiết của tác nhân chiết PDA thì nồng độ Pd(II) như vậy là quá nhỏ, chúng ta không thể đánh giá được tác động cụ thể tại từng điều kiện nồng độ của các cấu tử tham gia vào quá trình chiết. Theo
các nghiên cứu trước đây, thường bài toán nghiên cứu được đặt ra tại nồng độ Pd(II) của dung dịch ban đầu là 40ppm. Khi đó, nồng độ bão hòa của các cấu tử như Pd(II), axit HNO3… trong hai pha (pha nước hoặc pha hữu cơ) sau khi chiết hoặc giải chiết sẽ đạt được trạng thái cân bằng, ổn định. Chính vì lẽ đó, các thí nghiệm được tiến hành có dung dịch Pd(II) ban đầu trong khoảng 40ppm. Đây là mục tiêu chính của luận văn.
Đối với quá trình giải chiết, chúng tôi nghiên cứu sơ bộ khả năng giải chiết của dung dịch thiourea. Dung dịch này là hỗn hợp của thiourea 0.1M hòa tan trong axit HNO3 0.01M.
Dưới đây là các nghiên cứu cụ thể của quá trình chiết và giải chiết Pd(II).