DOANH FNB – CHI NHÁNH HÀ NỘ
3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng cốc giấy tại công ty FNB.
công ty FNB.
Qua những gì được tìm hiểu trong thời gian thực tập tại công ty. Với những kiến thức tiếp cận từ thực tế kết hợp với việc nghiên cứu chế độ kế toanh nghiệp em nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng cốc giấy tại công ty bên cạnh những ưu điểm đã đạt được vẫn còn những hạn chế tồn tại. Nhận thấy những tồn tại đó và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty
a. Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện hạch toán ban đầu
Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán nhưng đôi khi chứng từ kế toán của Công ty vẫn còn thiếu chữ ký của kế toán trưởng hoặc của khách hàng, đặc biệt là các chứng từ công ty tự lập. Qua đó, công tác kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của chứng từ cần đề cao. Người được giao nhiệm kiểm tra chứng hạch toán ban đầu cần kiểm tra, kiểm soát chứng từ chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn để đảm bảo chứng từ được xuất có đầy đủ chữ ký theo quy định.
Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại là các khoản giảm trừ doanh thu, có ảnh hưởng tới kết quả doanh thu bán hàng tháng của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong danh mục chứng từ kế toán Công ty chưa quy định biểu mẫu chứng từ kế toán chuẩn, thống nhất cho nghiệp này. Tại Công ty, chất lượng hàng bán luôn được đảm bảo nên nghiệp này hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, Công ty cần quy định một mẫu chứng từ chuẩn tự lập đẻ sử dụng khi cần thiết. Đồng thời, khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả, Công ty và người mua nên lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn badrn, ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, lý do; sau đó kế toán công ty lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá bán. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hoá, dịch vụ hoá đơn số, ký hiệu…… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào.
b. Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện tài khoản sử dụng
Để theo dõi được vụ thể doanh số phát sinh của từng mặt hàng kinh doanh, công ty nên chia nhỏ tài khoản 511 thành các tài khoản chi tiết sau: TK 5111 “ Doanh thu bán hàng cốc giấy”, TK 5112 : Doanh thu bán hàng bàn chải” TK 5113 “ Doanh thu bán các mặt hàng còn lại”
Ngoài ra, Công ty nên lập thêm các tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại” và TK 532 “ Giảm giá hàng bán” để phán ánh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng nhày khi có phát sinh các nghiệp vụ này. Tại Công ty, các nghiệp vụ giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại ít khi xảy ra. Để khuyến khích mua hàng, Công ty có trích thưởng cho khách hàng mua với số lượng lớn sản phẩm với mức chiết
khấu là 2% trên tổng giá trị của hoá đơn. Các khoản này được Công y hạch toán vào chi phí bán hàng theo định khoản:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 11, 131 - Số tiền giảm trừ
Việc hạch toán như vậy là sai quy các và ảnh hưởng tới doanh thu thuần trong kỳ của Công ty. Để đảm báo cho việc hạch toán các khoản giảm trừ của Công ty được chính xác, đúng theo quy định, thuận tiện cho các cơ quan tài chính kiểm tra, phản ánh chính xác các tài khoản giảm trừ daonh thu. Cụ thể: thực chất đây là một khoản chiết khấu thương mại kế toán nên phản ánh vào tài khoản 521 - chiếu khấu thương mại và hạch toán theo định khoản sau:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại Nợ TK 33311: Thế GTGT phải nộp Có TK 111, 131: Số tiền giảm trừ
- Về giảm giá hàng bán Công ty nên phản ánh vào TK 532 - Về hàng bán bị trả lại Công ty nên phản ánh vào TK 531
c. Giải pháp thứ ba: Hoàn thiện hạch toán trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tài khoản 139
Để tôn trọng nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi cho từng khoản thu của khách hàng, để dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản phải thu khó đòi. Nếu có nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán công ty sẽ phản ánh vào tài khoản 139 “ Nợ phải thu khó đòi”. Tài khoản này nên mở chi tiết cho từng khách hàng của công ty.’
Nguyên tắc lập dự phòng: Căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi ( Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,…. Nên không có hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu hồi được nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
- Số tiền phải thu theo dõi được từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
- Phải có những chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận nợi của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ
Việc lâp dự phòng phải tiến hành một lần vào cuối mỗi niên độ trước khi lập báo cáo kế toán.
Cứ mỗi niên độ kế toán, kế toán căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập hặc hàon nhập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ kphải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần dã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ. Việc xoá nợ về khoản nợ phải thu khó đòi theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyệt định xoá nợ về khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi ( Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời, ghi vào bên nợ TK 004 “ Nợ kó đòi đã xử lý”
Đối với những tài khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu hồi bổ sung Có TK 711: Thu nhập khác
Đồng thời ghi vào bên có của TK 004
d. Giải pháp thứ tư, áp dụng kiểm soát bán hàng
Đối với công ty kế toán bán hàng phải lập dự toán tiêu thu. Dự toán tiêu thụ cần lâp cho nhóm hàng cốc giấy vì đây là nhóm hàng kinh doanh chủ yếu mà Công ty hay để xảy ra tình trọng hàng này thì thừa nhưng hàng kia lại thiếu dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn thấp mà còn mất đi nhiều cơ hội cơ kinh doanh.
Dự toán tiêu thụ bao gồm dự toán khối ượng, doanh thu thiêu thụ. Cơ sở lập dự toán tiêu thụ là dựa vào việc phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đế thiêu thụ hàng hoá trong kỳ để xét lập dự toán tiêu thụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán tiêu thụ thường là:
Khối lượng và kết cấu của hàng hoá tiêu thụ còn tồn tại của kỳ trước Chính sách giá của kỳ tới
Các đơn đặt hàng chưa thực hiện trong khả ngăng cung cấp của doanh nghiệp
Chính sách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại Các chính sách hiện hành
Trên cơ sở phân tích các thông tin thu được thực hiện dự toán khối lượng tiêu thụ và giá bán của các sản phẩm hàng hoá.
Dự toán doanh thu = Dự toán khối lượng tiêu thu x Đơn giá bán
Đơn giá bán dự kiến cho tháng được xây dựng trên cơ sở đơn giá trên thị trường của từng mặt vào ngày lập dự toán và chính sách giá của doanh nghiệp
trong kỳ tới có xem xét tới sự ảnh hưởng của các nghuyên nhân khách quan đến giá bán, để xác định bán dự kiến
Trên cơ sở dự toán tiêu thụ, để dự táon mua cho từng mặt hàng.
Việc dự toán mua hàng phải văn cứ vào số lượng tồn kho đầu kỳ, dự toán tiêu thụ trong kỳ và nhu cầu tồn cuối kỳ để đamdr bảo cho quá trình tiêu thụ liêu tục và góp phần ổn định giá cả. Dự toán khối lượng mua hàng = trong kỳ Khối lượng dự kiến tồn cuối + kỳ Dự toán tiêu Thụ trong kỳ -
Khối lượng dự kiến tồn đầu kỳ
Trong đó:
Khối lượng dự kiến tồn cuối kỳ được xác định tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hày ngắn, thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với khối lượng tiêu thụ kỳ sau.
Dự toán hàng mua = Dự toán khối lượng x Đơn giá mua VD: Công ty Liên Doanh FNB – Chi nhánh Hà Nội
Dự toán mua cốc giấy 6.5 oz
Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV
KLSP Tiêu thụ
KL dự kiến tồn cuối kỳ Tổng nhu cầu sản phẩm Khối lượng tồn đầu kỳ Nhu cầu mua hàng trong kỳ
e. Các giải pháp khác
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh, cách thức quản lý mới, đảm bảo đất nước, phát huy được lợi thế, năng lực cạnh tranh của mình
Tai công ty, công tác kế toán tiêu thụ là khâu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của của Công ty.
Với hoạt động bán hàng cốc giấy hiện nay của Công ty đa số các đon đặt hàng đều đặt hàng qua điện thoại, do đó yêu cầu nhân viên bán hàng phải nắm bắ quá nhiều thông tin về hàng hoá và về khách hàng, lại phải tập trung chuyên môn, dễ dấn tới nhiều nhầm lẫn, sai sót. Nếu có thể Công ty nên ắp máy ghi âm vào điện thoại để việc tiếp nhận và xử lý thông tin được dễ dàng hơn.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì khách hàng là thượng đế, muốn thu hút khách hàng về với mình Công ty đã chấp nhận cung cấp hàng hoá cho khách hàng dưới hình thức trả chậm. Doanh nghiệp đã coi đây như một công cụ để thu hút khách hàn nhưng doanh nghiệp đã để khách hàng nợ quá nhiều, nợ quá lâu, điều đó gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinhd oanh và an toàn tài chính của Công ty. Để giảm bớt công nợp phải thu của khách hàng và các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, Công ty cần tăng cường công tác đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, tích cực, kiên quyết hơn nữa trong công tác đôn đốc thu hồi công nợ, quyết tâm không để phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, kết hợp chặt chẽ giữa bán hàng với thu hồi công nợ tại từng đơn vị, tập trung mọi nguồn lực để thu hồi công nợ lớn và tồn đọng dài ngày. Đồng thời, Côn ty cũng nên áp dụng chính sách trích lập dự phòng phải thu khó đòi thật thận trọng. - Hiện nay tại Công ty sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cốc giấy…, Công ty cần có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm để mở rộng thị trường.
- Và cuối cùng để có thể nâng cao công tác kế toán tiêu thụ, Công ty phải có giải pháp nâng cao chất lượng, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt giúp cho Công ty duy trì dịch vụ với khách hàng cũng như chiến thắng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nâng cao uy tín của Công ty.
3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán bán hàng cốc giấy tại công ty FNB-Chi nhánh Hà Nội
Bán hàng là nghiệp vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp thưong mại. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại nói chung và tại công
ty LD FNB chi nhánh Hà Nội nói riêng là công việc thực hiện hàng ngày, liên tục. Do vậy, trong quá trình thực hiện kế toán bán hàng, nếu phát hiện thấy có những bất cập hoặc nẩy sinh yêu cầu phải điều chỉnh phương pháp kế toán bán hàng cho phù hợp với tình hình mới thì doanh nghiệp cần có các giải pháp để hoàn thiện kế toán bán hàng tại doanh nghiệp mình.
Mặt khác đối với kế toán nghiệp vụ bán hàng việc hoàn thiện là không nhằm ngoài mục đích và đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước, của ngành và chính bản thân doanh nghiệp. Các giải pháp đưa ra đến hoàn thiện báo cáo bán hàng tại công ty liên doanh FNB muốn có tính thực thi cao thì phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra là:
a. Yêu cầu phù hợp
Trong kế toán quốc tế ,yêu cầu phù hợp trở thành một nguyên tắc, nghĩa là nó phải được đề cập trong kế toán vì vậy khi hoàn thiện công tác kế toán cần coi trọng yêu cầu này. Một doanh nghiệp cần vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chế độ hiện hành với loại hình doanh nghiệp hoạt động, đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý riêng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra còn đòi hỏi phải phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
b. Yêu cầu thống nhất
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải đáp ứng yêu cầu thống nhất giữa bộ phận Kế toán công ty với đơn vị kế toán cơ sở: Phương pháp kế toán hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định, thống nhất về sử dụng tài khoản, về nội dung, tên gọi, mẫu số… Đảm bảo yêu cầu này thì công tác tổng hợp số liệu đồng bộ hơn.
Ngoài ra, giải pháp đưa ra phải thống nhất với chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán hiện hành. Yêu cầu này nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bởi vì nó đảm bảo cho các quy định về thể lệ chế độ kế toán được thực hiện đầy đủ và đứng đắn trong doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng phải đảm bảo sự tập trung quản lý từ lãnh đạo công ty, phải vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự tuân thủ những chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán do nhà
nước ban hành, vừa phù hợp yêu cầu quản lý vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo tính thống nhất từ những hoá đơn, chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán sử dụng, trình tự hạch toán đến phương pháp ghi chép, ghi sổ kế toán giữa các bộ phận kế toán trong doanh