Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Một phần của tài liệu de_cuong_tu_tuong_hcm_6571_0244 pdf (Trang 26 - 27)

a. Xây dựng một nhà nước hợp hiến

Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến. Vỡ vậy sau khi giành chớnh quyền, Hồ Chớ Minh đó thay mặt chớnh phủ lõm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập chính phủ và các cơ quan nhà nước mới.

Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.

b. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Hồ Chí Minh. Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Sức mạnh là do con người và vỡ con người, vỡ vậy, Hồ Chớ Minh yờu cầu mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Công tác giáo dục luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống.

c. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của nhà nước có đủ đức và tài

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hỡnh thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trỡnh độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo

nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và cú hiệu quả. Cụ thể là:

(1) Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

(2) Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. (3) Phải cú mối liờn hệ mật thiết với nhõn dõn.

(4) Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tỡnh huống khú khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.

Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành Quy chế cụng chức. Cụng chức theo chế độ chức nghiệp, vỡ vậy phải qua thi tuyển cụng chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chớnh. Nội dung thi tuyển khỏ toàn diện bao gồm 6 mụn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhỡn xa, tớnh chớnh quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ ... của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xõy dựng nền múng cho phỏp quyền Việt Nam.

Một phần của tài liệu de_cuong_tu_tuong_hcm_6571_0244 pdf (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w