Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất chọn mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu (Trang 46)

phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu ở Việt Nam : 2.8.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam:

2.8.1.1 Những biến động bất thường của t hị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua: trong thời gian qua:

Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập tháng 20/7/ 2000 tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, và kể từ ngày 08/03/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán H à Nội chính thức đi vào hoạt động; với quy mô ban đầu bao gồm hai công ty niêm yết có vốn điều lệ tổng cộng 270 tỷ đồng, đến cuối tháng 9/2006 thị trường niêm yết chứng khoán Việt Nam đã bao gồm 63 loại cổ phiếu, một chứng chỉ quỹ với tổng giá trị vốn hoá thị trường gần 55 ngàn tỷ bằng 6,5% GDP cả nước (Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước). Tháng 03/2007 chỉ số VN -index vượt quá 1.170 điểm, đến cuối năm 2007 chỉ còn 27,02 điểm và tiếp tục giảm sang những tháng đầu năm 2008. Hiện tại chỉ số Vnindex đang giao động quanh vùng 480-520. Nhìn chung TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định sau 10 năm hoạt động, tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó của TTCK còn chứa đựng những khó khăn và rủi ro tiềm ẩn cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn.

2.8.1.2 Những rủi ro tiềm ẩn của thị tr ường chứng khoán Việt Nam :

Sự sụt giảm liên tục từng ngày của chỉ số VN-Index từ cuối 2007 kéo dài sang đầu 2008 phần nào thể hiện tính non trẻ của TTCK Việt Nam, và nó chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ bên trong của nó. Bao gồm:

47

Các đợt sốt giá đầu năm 2001 cho thấy phần nào tính hấp dẫn của một thị trường non trẻ tạo ra các làn sóng đầu tư đón đầu vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nhà đầu tư tiên phong có công làm bật lên thị trường trong giai đoạn đầu hầu như là giới thạo nghề gồm những người và tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính và nhạy bén, có mục tiêu và chiến lược đầu tư rõ ràng và chủđộng. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tập danh mục cổ phiếu cho mình họ mặc nhiên tạo ra tình trạng cạnh tranh mua làm cho thị trường bắt đầu nóng lên…

Như là một quy luật, thị trường sôi động và giá tăng liên tục đã nhanh chóng cuốn hút một làn sóng nhà đầu tư mới khác muốn thử thời vận tr ên thị trường tài chính có mức sinh lợi hấp dẫn, tham gia dễ dàng. Nhóm đầu tư này không có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về TTCK, không chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn cùng với việc mua bán chỉ dựa vào cảm tính và theo xu hướng số đông (bầy đàn), mua nhanh chờ giá lên và bán nhanh vì sợ giá sẽ giảm (lướt sóng). Ở nhóm nhà đầu tư này, khả năng phân tích tình hình tài chính, đánh giá các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp rất hạn chế, đưa đến hệ quả là các lệnh giao dịch của họ vô tình làm thị trường chao đảo, tuy trong thời gian ngắn cũng phần nào làm mất phương hướng của nhà đầu tư và tạo tâm lý ngần ngại cho các nhà đầu tư mới muốn tham gia vào thị trường. Chính tâm lý đầu tư theo phong trào, bầy đàn và lướt sóng đã tạo những bất ổn, gây rủi ro trong đầu tư trên thị trường chứng khoán

o Thị trường thiếu thông tin:

Ngày 31/3/2006 và 03/04/2006, Uỷ ban chứng khoán đã có hai văn bản gửi các trung tâm giao dịch chứng khoán và NHNN nhằm nhắc nhở và khuyến cáo các nhà đầu tư thận trọng trước những rủi ro tiềm ẩn của thị trường. Thông thường các thông tin trên thị trường chứng khoán hiện nay là tư vấn của những tổ chức chuyên môn. Tuy nhiên, họ rất dè dặt trong những tình huống nhạy cảm và không đưa ra những khẳng định chắc chắn vì mục tiêu giữ uy tín cho mình. Mặt khác, giới đầu tư cho rằng báo

48

cáo hằng tháng theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán không có ý nghĩa do mức độ sai số của các chỉ tiêu tạm tính, ngay cả bản cáo bạch hoặc báo cáo tài chính của các công ty niêm yết cũng không rõ ràng và thường không phản ánh đúng thực chất hoạt động của công ty hiện tại.

- Hiện tượng đầu c ơ :

Do vốn hoá của thị trường còn hạn chế, một số cá nhân hay tổ chức với số vốn lớn, tìm cách thao túng th ị trường , kiếm lời dựa vào sự yếu kém hiểu biết v à tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư trong nước. Những thủ đoạn làm giá chứng khoán của giới đầu cơ : (i) Bán giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn; (ii) Mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn; (iii) Rải đinh che giá mua , giá bán thật. - Hệ thống quản lý, giám sát thị trường chưa hiệu quả:

Chứng khoán là một lĩnh vực mới đa n g trong quá trình hoàn thiện, nên các quy định hiện hành còn nhiều kẻ hở mà giới đầu tư có thể tận dụng để “lách” một cách dễ dàng .

Mặc dù có thể nhận thấy được những giao dịch không hợp lý trên thị trường gây biến động giá cả bất thường nhưng các nhà giám sát , quản lý đã không đủ khả năng hoặc không có công cụđể phát hiện. Điều này cũng chứng tỏ rằng khối lượng tiền và cổ phiếu được mua bán không nằm trong một hai tài khoản mà nằm trong nhiều tài khoản...

Bên cạnh đó, rất khó để xác định đâu là hành vi mua bán bình thường và đâu là hành vi mua bán giả tạo, vi phạm luật. Việc xác định được các hành động thao túng trên thị trường rất phức tạp, ngay cả ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Trước các hành động thao túng giá cả của giới đầu cơ, vi phạm đạo đức chứng khoán, mua bán nội gián…làm tăng nguy cơ lũng đoạn thị trường, hệ thống giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã được thiết lập nhưng hoạt động chưa thực hiệu quả. Công tác phổ biến, quán triệt các quy chế chính sách đối với hoạt động của thị trường chứng khoán tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa được sâu rộng nên ý thức chấp hành chưa cao…

49

2.8.2 Đề xuất chọn mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu ở Việt Nam: Châu Âu ở Việt Nam:

Như chúng ta đã biết, trong giao dịch quyền chọn chứng khoán, có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn chính là quyền chọn kiểu Anh (cũng gọi là kiểu Châu Âu), theo đó người mua chỉ có thể thực hiện quyền chọn của mình vào ngày đáo hạn đã định trước và quyền chọn kiểu Mỹ, theo đó người mua có thể thực hiện quyền chọn của mình bất cứ lúc nào không vượt quá ngày đáo hạn hợp đồng.

Từ thực tế những biến động và tiềm ẩn rủi ro còn rất lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nên việc lựa chọn nguyên cứu xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu sẽđảm bảo kiểm soát rủi ro hơn áp dụng quyền chọn kiểu Mỹ đối với thực trạng giao dịch trên thị trường Việt Nam. Những lý do để chọn mô hình quyền chọn trên là:

- Chứng khoán có biến động giá lớn dẫn đến rủi ro khó kiểm soát đối với vị thế bán hợp đồng quyền chọn.

- Tính thanh khoản : thực tế giao dịch trên thị trường chứng khoán có những thời điểm thị trường mất thanh khoản, dẫn đến khó khăn trong việc hoạt động bảo hộ và thực hiện quyền cho cho nhà đầu tư nắm giữ quyền.

- Thời gian giao dịch trên thị trường chứng khoán : hiện tại chỉ giao dịch vào buổi sáng từ 8h30 đến 11h, nên chỉ thích hợp để áp dụng quyền chọn kiểu Châu Âu, tức là nhà phát hành sẽ biết trước thời điểm thực hiện quyền chọn và chủ động nắm giữ số lượng cổ phiếu đảm bảo khả năng thực hiện của mình trong ngày đến hạn.

- Thanh toán bù trừ chứng khoán : đang áp dụng là T+3, do đó, không thể thực hiện hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào khi chứng khoán chưa được thanh toán bù trừ…

Với những yếu tố trên, nếu việc thực hiện mô hình phát hành quyền chọn kiểu Mỹ sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn đối với nhà phát hành quyền chọn ở thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ kiểm soát

50

giá cả thị trường, gây bất ổn để trục lợi…Ví dụ như nếu thực hiện mô hình phát hành quyền chọn kiểu Mỹ, tại một thời điểm nào đó, các hợp đồng quyền chọn được yêu cầu thực hiện đồng loạt, sẽ dẫn đến kết quả là dễ dàng mất thanh khoản trên thị trường, nhà phát hành có thể đi đến phá sản …Vì vậy, việc lựa chọn mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn tại công ty chứng khoán Việt Nam là lựa chọn thích hợp nhất.

Kết luận chương 2

Thị trường quyền chọn trên thế giới đã phát triển mạnh trong khoảng thời gian hơn 30 năm trở lại đây và được ưa chuộng giao dịch trên hầu hết các trung tâm tài chính quốc tế khi mà điều kiện về công nghệ, về luật quy định, quy tắc…được thống nhất. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc phát triển thị trường quyền chọn là điều tất yếu đối với việc phát triển của thị trường chứng khoán, vì vậy, các định chế tài chính ở Việt Nam nên chủ động có những bước chuẩn bị, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công cụ này.

Thêm vào đó, nếu quyền chọn cổ phiếu được đưa vào giao dịch ở Việt Nam sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực như giúp ổn định giá cả chứng khoán, tính thanh khoản được nâng cao, nhà đầu tư an tâm hơn và thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi còn trong dân chúng kể cả thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, làm cho thị trường giao dịch sôi động hơn nữa, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho Việt Nam hơn…

51

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT HÀNH VÀ BẢO HỘ VỊ THẾ

TRÊN QUYỀN CHỌN KIỂU CHÂU ÂU TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Sự cần thiết áp dụng sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng khoán:

Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịch trên TTCK tập trung một khi TTCK đã phát triển ổn định. Lịch sử phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu và Mỹ, cho thấy quyền chọn chứng khoán đã giao dịch từ lâu đời (thế kỷ 18), được tổ chức giao dịch qua các công ty tài chính (môi giới và phát hành quyền chọn). Đến một giai đoạn thích hợp, cần thiết hình thành thị trường giao dịch quuyền chọn tập trung, khi đó, các công ty này tham gia vào thị trường quyền chọn với vai trò những nhà tạo lập thị trường. Từđó, ta thấy được việc phát triển thị trường quyền chọn đầu tiên là việc phát triển những nhà tạo lập thị trường. Theo tác giả, từ thực tế ở thị trường Việt Nam, các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển, thoả điều kiện để đảm nhiệm vai trò nhà tạo lập thị trường và tiên phong trong việc phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán. Những lý do thuyết phục tính khả thi phát triển quyền chọn tại công ty chứng khoán bao gồm:

3.1.1 Góp phần thúc đẩy thị trường quyền chọn phát triển với vai trò là những nhà tạo lập thị trường: những nhà tạo lập thị trường:

Từ thực tiễn phát triển thị trường quyền chọn của các nước trên thế giới như đã đề cập ở chương 2, nhà đầu tư muốn giao dịch quyền chọn trên thị trường phải thông qua công ty môi giới. Theo hoạt động chứng khoán hiện nay, các công ty môi giới là những công ty chứng khoán.

Với vai trò là nhà tạo lập thị trường, những công ty này phải tạo tính thanh khoản cho thị trường để hấp dẫn nhà đầu tư tham gia, từ đó tìm kiếm lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá. Tức là, phải đẩy mạnh thực hiện nghiệp vụ môi giới để

52

khách hàng của mình giao dịch, vì vậy, các công ty này phải đảm bảo khách hàng của mình hiểu rõ về bản chất của sản phẩm quyền chọn và tư vấn giao dịch sản phẩm này. Từ đó, việc hiểu biết về quyền chọn sẽ được các công ty chứng khoán quan tâm phổ biến đến khách hàng của mình, góp phần giúp thị trường quyền chọn chứng khoán phát triển rộng.

3.1.2 Bảo vệ khách hàng-nhà đầu tư trước những rủi ro biến động lớn của thị

trường:

Thị trường chứng khoán Việt Nam có tính rủi ro cao như đã đề cập : rủi ro chính sách, rủi ro thanh khoản, rủi ro do biến động giá …. Vì vậy, nhà đầu tư tham gia vào thị trường này có khả năng thua lỗ rất lớn, hệ quả là, các công ty chứng khoán đối mặt với khả năng mất khách hàng. Để các công ty này tồn tại và phát triển thì phải bảo vệ khách hàng của mình trước nguy cơ thua lỗ đó bằng cách tư vấn những chiến lược kinh doanh chứng khoán hợp lý hơn đảm bảo lợi nhuận và rủi ro được cân bằng, đồng thời cũng thoả mãn nhu cầu đầu tưđa dạng của khách hàng ( nhu cầu đầu cơ theo xu hướng lên, nhu cầu bán khống theo xu hướng xuống….).

Ví dụ :

Một khách hàng nắm bắt được thông tin công ty niêm yết nào đó sẽđược đẩy giá lên vì sẽ công bố lợi nhuận vượt chỉ tiêu hoặc triển khai dự án tốt mang lại hiệu quả cao… Có 2 chiến lược lựa chọn mua chứng khoán để đạt lợi nhuận theo xu hướng giá tăng : mua chứng khoán và có thể dùng đòn bẩy tài chính để mua chứng khoán hoặc mua quyền mua chứng khoán. Nếu chứng khoán tăng giá, cả 2 chiến lược đều mang lại lợi nhuận, ngược lại, nếu giá chứng khoán rớt : nhà đầu tư có thể mất hết tài sản nếu chọn chiến lược thứ nhất hoặc chỉ mất phí mua chứng khoán nếu chọn chiến lược thứ 2. Rõ ràng, nếu triển khai quyền chọn thì công ty chứng khoán sẽ bảo vệ được khách hàng của mình và tiếp tục thu lợi nhuận từ khách hàng này mang lại qua việc khách hàng này vẫn tiếp tục giao dịch.

3.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng:

53

Tổng số lượng công ty chứng khoán trên thị trường đến thời điểm hiện tại lên đến 102 công ty (nguồn: www.vse.org.vn), là con số khá lớn xét về mặt quy mô thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó, đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản con số này chỉ đạt khoản 35 công chứng khoán. Như vậy, chúng ta thấy được, cuộc chiến thị phần giữa các công ty chứng khoán khó khăn như thế nào đối với thị trường hiện tại mà nguồn thu ổn định nhất từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Một trong những phương thức để có thể lôi kéo khách hàng về giao dịch tại công ty mình, đó là đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng, trong đó, giao dịch quyền chọn là một sản phẩm hấp dẫn cao cấp mà nhà đầu tư có nhu cầu rất lớn.

3.1.4 Công ty chứng khoán có điều kiện để phát triển sản phẩm quyền chọn

Như đã phân tích tìm hiểu cơ sở lý luận của quyền chọn chứng khoán, sở dĩ cho đến hiện nay, công cụ này vẫn chưa có thể áp dụng rộng rãi ở thị trường chứng khoán là bởi vì tính phức tạp của nó, không phải tổ chức nào cũng có khả năng áp dụng được. Xét về điều kiện tổng thể để áp dụng thì các công ty chứng khoán có nhiều lợi thế hơn. Những lý do mà công ty chứng khoán có điều kiện triển khai công cụ này là :

3.1.1.1Năng lực về tài chính :

Khi hoạt động về lĩnh vực chứng khoán, theo luật chứng khoán, các công ty chứng khoán phải đáp ứng một số vốn điều lệ tối thiểu đểđược cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, đối với hiện trạng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)