PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1 Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ Tân Tiến đến năm 2015 (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN

2.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1 Môi trường vĩ mô

2.2.1. Môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Ảnh hưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt khá cao, bình quân 7,63%/năm và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu các ngành kinh tế cũng có bước chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm dần giá trị nông lâm thủy sản, tăng dần giá trị công nghiệp và dịch vụ.

Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn)

Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và tham gia toàn diện vào Hiệp định ITA với lộ trình giảm thuế cho các sản phẩm CNTT, trong đó các sản phẩm đang chịu thuế nhập khẩu 5% sẽ giảm đều trong 3 năm về 0% vào năm 2010, các sản phẩm đang chịu thuế nhập khẩu 10% sẽ giảm đều trong 5 năm về 0% vào năm 2012, các sản phẩm đang chịu thuế nhập khẩu 20% - 30% sẽ giảm đều trong 7 năm về 0% vào năm 2014 sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong ngành CNTT

Ngoài những thành quả đạt được, trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn một số tồn tại đó là:

- Quá trình cải cách hành chính không cùng nhịp với bước chuyển trong lĩnh vực kinh tế,

- Thu nhập bình quân đầu người có tăng tuy nhiên đang nằm ở mức thấp so với các nước trong khu vực và bình quân của thế giới,

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường địa ốc và tài chính của Mỹ cuối năm 2008, kéo theo sự suy giảm và dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, mà hậu quả của nó được dự báo kéo dài đến hết năm 2009 mới khắc phục được, - Mức lạm phát năm 2008 lên đến 20%, và tốc độ tăng trưởng giảm xuống ở mức

6,5%,

- Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ làm cho tỷ giá hối đoái, lãi ngân hàng thay đổi liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

những biến động của các yếu tố môi trường kinh doanh này gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Năm Tốc độ tăng GDP % Tốc độ lạm phát % Tỷ trọng Nông, lâm nghiệp, thủy sản (%) Tỷ trọng Công nghiệp, xây dựng (%) Tỷ trọng Dịch vụ (%) 2000 6.79 -0.6 23.28 35.41 41.30 2001 6.89 0.8 22.43 36.57 41.00 2002 7.08 4.0 21.82 37.39 40.79 2003 7.34 3.0 21.06 38.48 40.45 2004 7.79 9.5 20.39 39.35 40.25 2005 8.44 8.4 19.56 40.17 40.27 2006 8.17 6.6 18.70 40.98 40.31 2007 8.48 12.6 17.88 41.77 40.35

Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn)

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát -2 0 2 4 6 8 10 12 14 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T c độ t ă ng ( % ) Tốc độ tăng GDP Tốc độ lạm phát

Biểu đồ cơ cấu ngành 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T tr ng ( % ) Tỷ trọng Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Tỷ trọng Công nghiệp, xây

dựng

Tỷ trọng Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn) 2.2.1.2. Ảnh hưởng luật pháp, chính phủ và chính trị

Tình hình chính trị Việt Nam ngày càng ổn định đã tác động lớn đến việc tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn. Chính phủ Việt Nam đang thắt chặt và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO, thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an liên hiệp quốc… đã tạo cho Việt Nam thế đứng vững chắc hơn trong khu vực và thế giới.

Trong xu hướng hội nhập, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh các Bộ luật kinh tế như Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế. Các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng được thông qua tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định. Môi trường pháp lý minh bạch, ổn định là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành công nghiệp điện tử tin học hiện nay. Trong năm 2006 – 2007, nhiều văn bản pháp qui liên quan đến kế hoạch phát triển CNTT giai đoạn 2006 – 2010 đã được thông qua như:

- Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thương mại điện tử.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 169/2006 QĐ-TTg ngày 17/07/2006 quy định việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Luật CNTT được quốc hội thông qua ngày 22/06/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007

- Nghị định của Chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. - Nghị định của Chính phủ số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 quy định chi tiiết

và hướng dẫn thực hiện 1 số điều của luật CNTT. - …

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai và chấp hành luật định, nội dung các điều luật chưa thật rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các qui định, điều khoản, những hạn chế này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động.

2.2.1.3. Ảnh hưởng Xã hội

Với số dân hiện nay khoảng 86 triệu người và dự báo đến năm 2015 dân số nước ta sẽ là 100 triệu người, đó sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm điện tử tin học của Công ty (tháng 6 - 2008, vượt qua Ấn Độ, Trung Quốc và Nga, Việt Nam đã “nhảy” ba bậc trở thành thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước đang nổi lên theo danh sách mà A.T. Kearney, hãng tư vấn quản lý hàng đầu thế giới, công bố). Chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước gắn với chương trình tạo việc làm và chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng nông thôn, vùng núi đã được tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm đáng kể điều đó tạo thành một thị trường tiêu thụ rộng lớn sau này.

Các ngành liên quan trực tiếp đến việc xác định đầu ra của ngành điện tử và tin học có sự phát triển vượt bậc. Ngành phát thanh truyền hình đã được đầu tư đổi mới công nghệ và nội dung chương trình, phủ sóng trên 90% lãnh thổ, thu hút đông đảo người nghe,người xem. Ngành điện lực, ngành Viễn thông cũng đầu tư rất lớn để đưa điện, đưa mạng thông tin về tận vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Việc mở rộng hoàn thiện hạ tầng điện năng và thông tin kết hợp với mức sống và thu nhập tăng đã tạo sự

phát triển đột biến về nhu cầu các sản phẩm điện tử và tin học, mở rộng đáng kể thị phần cho công ty.

2.2.1.4. Ảnh hưởng Khoa học công nghệ

Các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử tin học có hàm lượng trí tuệ cao, những tiến bộ của ngành công nghiệp điện tử tin học có tác động rất lớn đến sự phát triển của từng công ty. Định luật Moore, cho rằng số transitor trên mỗi con chip và hiệu suất máy tính sẽ tăng lên gấp đôi, và giá thành giảm đi một nửa sau mỗi chu kỳ 18-24 tháng (Vietnamnet.vn 07:53' 05/03/2005 (GMT+7)). Định luật này đang là nguyên lý điều hướng của ngành công nghiệp điện tử trong suốt bốn thập kỷ qua và đã gây ảnh hưởng đặc biệt đối với ngành công nghiệp này. Sự phát triển nhanh chóng của

công nghệ mới đã làm cơ cấu sản phẩm thay đổi nhanh chóng, sản phẩm mới ra đời với tính năng đa dạng hơn, chất lượng cao hơn đã kích thích nhu cầu luôn đổi mới thiết bị và tạo nên thị trường tiêu thụ luôn sống động.

Mặc khác đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao hơn nữa do tính kế thừa và bảo mật cao trong sản xuất, hầu hết các công nghệ mới đều thuộc về các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về vốn, nhân lực. Nếu không được tiên liệu trước thì sẽ có rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đó là sự tụt hậu về khoa học công nghệ, đặc biệt là yếu tố con người và sự lạc hậu về thông tin, vấn đề tổ chức quản lý, vấn đề vốn để đầu tư nghiên cứu phát triển…

Do đó xu thế nhảy vọt về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng các thiết bị, công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ Tân Tiến đến năm 2015 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)