Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với xuất nhập kh ẩu:

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 31 - 36)

Mô hình hồi quy của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong có dạng:

Ln(EXM)t = a+ b Ln(GDPvn)t + c Ln(GDPw)t + d Ln(REER)t + Ɛ t

Trong đó:

Ln là Logarit tự nhiên

EXM là tỷ trọng xuất nhập khẩu (tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu)

GDPw, GDPvn lần lượt là chỉ số GDP trung bình của các quốc gia tham gia rổ tiền và chỉ số GDP của Việt Nam thời điểm từ Quý 1 năm 2000 đến Quý 4 năm 2009. REER: chỉ số tỷ giá thực đa phương

a, b, c, d: là các hệ số hồi quy

Ɛ: sai s

Hồi quy chuỗi dữ liệu từ năm 2000 đến năm 2009 theo Quý(40 quan sát) trên Eview, ta có kết quả như sau:

Bảng 2.7: Kết quả hồi quy tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu theo chỉ số GDP và REER

Dependent Variable: LNEXM Method: Least Squares

Date: 09/13/10 Time: 16:32 Sample: 1 40

Included observations: 40

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 13.75975 11.77639 1.168419 0.2503

LNGDPVN 0.969146 3.699633 0.261957 0.7948

LNGDPW -5.31598 2.223018 -2.39133 0.0221

LNREER 1.376128 0.362916 3.791864 0.0006

R-squared 0.325447 Mean dependent var -0.08482 Adjusted R-squared 0.269235 S.D. dependent var 0.204516 S.E. of regression 0.174831 Akaike info criterion -0.55536 Sum squared resid 1.100366 Schwarz criterion -0.38647 Log likelihood 15.1072 F-statistic 5.789565 Durbin-Watson stat 2.180344 Prob(F-statistic) 0.002452

Mô hình hồi quy có dạng:

Ln(EXM)t = 13.75975+ 0.969146Ln(GDPvn)t - 5.31598Ln(GDPw)t + 1.376128Ln(REER)t

Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê t, ta loại bỏ biến GDPvn (Prob. = 0.7948) do không có ý nghĩa (lớn hơn mức ý nghĩa 5%) ra khỏi mô hình. Mô hình hồi quy tiếp theo được xem xét sẽ là:

Ln(EXM)t = a+ c Ln(GDPw)t + d Ln(REER)t + Ɛ t

Tiếp tục chạy số liệu hồi quy trên phần mềm eview, kết quả như sau: Bảng 2.8: Kết quả mô hình hồi quy giới hạn

Dependent Variable: LNEXM Method: Least Squares

Date: 09/13/10 Time: 16:34 Sample: 1 40

Included observations: 40

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 16.31972 6.488096 2.515333 0.0164

LNGDPW -4.89568 1.519198 -3.22254 0.0027

LNREER 1.380992 0.35785 3.859136 0.0004

R-squared 0.324161 Mean dependent var -0.08482 Adjusted R-squared 0.28763 S.D. dependent var 0.204516 S.E. of regression 0.172616 Akaike info criterion -0.60346 Sum squared resid 1.102463 Schwarz criterion -0.47679 Log likelihood 15.06911 F-statistic 8.873401 Durbin-Watson stat 2.173935 Prob(F-statistic) 0.000711

Mô hình hồi quy có dạng:

R2 = 0.324161

Sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra khả năng giải thích của mô hình: Giả thiết:

H0 : c = d = 0

H1: ít nhất c hoặc d ≠ 0

Ta có F = 8.873401> F(0.05, 3, 39) = 2.845068 (dùng hàm FINV trong excel) vì vậy ta bác bỏ giả thiết H0, tức mô hình có biến giải thích hay mô hình được chấp nhận.

Gii thích mô hình:

Mô hình giải thích được 32,4161% sự phụ thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào sự biến động của tỷ giá thực đa phương và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân trung bình của các đối tác tham gia rổ tiền.

Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu nghịch biến với GDP trung bình và đồng biến với tỷ giá thực đa phương

Khi REER tăng 1% thì tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu tăng 1.380992%

Khi chỉ số GDP trung bình tăng 1% thì tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu giảm 4.89568% (chỉ số GDP trung bình của các đối tác tăng lên đã làm nhập khẩu của Việt Nam tăng lên).

Theo nhận định chủ quan của bản thân, GDP trung bình của các đối tác thương mại tham gia rổ tiền với Việt Nam tăng, có thểđã làm tăng đầu tư nói chung vào Việt Nam. Đây cũng là những đối tác thương mại lớn có mức đầu tư và Việt Nam rất mạnh, cho nên việc tăng GDP của các đối tác có thểđã làm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tăng lên và làm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam.

Kết lun chương 2:

Kết quả phân tích cho thấy hoàn toàn có sự tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm cả tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực đa phương.

Kết quả trên đã tuy đã chứng minh được vai trò của tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước cũng như cán cân thương mại. Tuy nhiên, không vì thế

mà chúng ta vội vàng ra quyết định phá giá ngay tiền đồng để gia tăng lợi thế hàng hóa xuất khẩu trong nước. Nhất thiết phải cân nhắc đến điều kiện cho phép hiện tại của nền kinh tế trong nước, những mục tiêu vĩ mô khác chứ không đơn thuần xây dựng chính sách tỷ giá chỉ phục vụ duy nhất cho mục tiêu gia tăng xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại.

Chương tiếp theo sẽ phân tích kỹ hơn tình hình thực tế của quốc gia và đề xuất có nên sử dụng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu hay không?

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)