Phòng, chống rửa tiền ở một sốn ước trên thế giới và bài học kinh

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 28 - 38)

nghiệm cho Việt Nam.

1.4.1. Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền.

Một trong những quy định quốc tếđầu tiên là Bản tuyên bố về ngăn ngừa tội phạm sử dụng hệ thống ngân hàng cho mục đích rửa tiền của Uỷ ban Basel về

giám sát ngân hàng. Bản tuyên bố này đưa ra các chính sách và thủ tục cơ bản mà giám đốc ngân hàng cần bảo đảm có sẵn trong tổ chức của mình để hỗ trợ

cho việc chống rửa tiền. Về cơ bản, có bốn nguyên tắc được đưa ra trong Bản tuyên bố này, đó là: (i) Nhận dạng khách hàng đúng cách; (ii) Tiêu chuẩn đạo

đức cao và tuân thủ luật pháp; (iii) Hợp tác với các cơ quan thi hành pháp luật; và (iv) Các chính sách và thủ tục để bảo đảm tuân thủ Bản tuyên bố này

Do mối quan ngại về tình trạng buôn bán ma túy bất hợp pháp trên quốc tế

ngày càng tăng và những khối lượng tiền khổng lồ liên quan được đưa vào hệ

thống ngân hàng. Chương trình Liên Hợp Quốc về Kiểm soát ma túy (UNDCP)

đã khởi xướng một hiệp định quốc tế về chống buôn bán ma túy bất hợp pháp và rửa tiền. Trong năm 1988, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần (Công ước Viên) đã được thông qua, có 169 nước tham gia vào Công ước này và có hiệu lực từ tháng 11 năm 1990. Công ước này chủ yếu đề cập đến các điều khoản để chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. Mặc dù trong Công

ước không sử dụng thuật ngữ rửa tiền nhưng Công ước đã đưa ra định nghĩa về

khái niệm này và yêu cầu các nước hình sự hóa hoạt động đó. Tuy nhiên, Công

ước Viên chỉ quy định tội buôn bán ma túy bất hợp pháp là tội phạm nguồn và không xử lý các khía cạnh mang tính phòng ngừa.

Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc phòng, chống rửa tiền là Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF) do nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989. Đó là tổ chức liên chính phủ nhằm phát triển và khuyến khích các tổ chức cảnh sát trong việc chống rửa tiền. Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tưởng cho rằng hoạt động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó nó không thể được kiểm soát một cách hiệu quả bởi những phương pháp làm luật thông thường. Kết quả là cần thiết phải tập hợp các cơ quan chức năng như: Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, Cảnh sát… để phòng, chống rửa tiền.

Điều đó sẽ tạo ra sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này.

Nhiệm vụđầu tiên của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy

Rửa Tiền. Theo hướng này, tháng 4 năm 1990, FATF đã ban hành 40 khuyến nghị

nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma tuý chuyển qua các tổ chức tài chính. Mặc dù các gợi ý về luật pháp được

đưa ra, nhưng FATF vẫn tiến hành đánh giá việc thực hiện của các nước thành viên thông qua nỗ lực của từng nước trong việc ban hành các quy định về phòng, chống rửa tiền. Một chức năng khác của FATF là cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho các tổ

chức ngoài nhóm như: Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính khu vực Caribe (CFATF), Hội đồng châu Âu, Nhóm chống rửa tiền khu vực Đông và Nam Phi (ESAAMLG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền khu vực Nam Mỹ (GAFISUD)

Mặc dù không thể khẳng định rằng FATF đã hạn chếđược tất cả các giao dịch rửa tiền trong giao dịch quốc tế, nhưng FATF đã có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo ra những quy tắc và luật lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Qua việc đánh giá các nước trong việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, FATF đã yêu cầu các nước thành viên không chỉ ban hành hệ thống luật pháp, mà còn phải thực hiện luật đó một cách nghiêm túc. Hơn nữa, FATF đã tạo ra một diễn đàn hợp tác phòng, chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế và đã thúc đẩy các hoạt động phối hợp xuyên quốc gia về phòng, chống rửa tiền. Một ví dụđiển hình là sự phối hợp giữa Mỹ và Colombia trong việc điều tra hoạt động rửa tiền của Tập đoàn Cali vào những năm 90.

FATF cũng đã thành công trong việc biên soạn danh sách những nước và những tổ chức khủng bố liên quan đến rửa tiền. Mục đích của “danh sách đen” này là “chỉ tên và làm xấu hổ” các nước được coi là thiên đường của việc rửa riền. Danh sách đen này bao gồm: Ecuado, Iran, Pakistan, North Korea, Ethiopia, Angola, Turkmenistan, Sao Tome and Principe. Khi danh sách được công bố, hàng loạt các ngân hàng đã cắt bỏ quan hệđại lý với các ngân hàng tại các nước trong danh sách trên. Mặc dù, một mặt các nước trên đều phản đối danh sách này, mặt khác hầu hết họ đều nỗ lực ban hành hoặc sửa đổi các luật lệ và quy định cho phù hợp với các

khuyến nghị của FATF, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế toàn diện và thực hiện báo cáo các giao dịch đáng ngờđể cố gắng ra khỏi danh sách trên.

1.4.2. Phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới. 1.4.2.1. Phòng, chống rửa tiền tại Mỹ.

Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họđều phải tuân theo.

Với mục tiêu tìm cách chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên tất cả các mặt trận, bao gồm cả tích cực theo đuổi điều tra tài chính. Nhìn chung, chiến lược phòng, chống rửa tiền của Mỹ tập trung vào ba mục tiêu chính: (i) Để

hiệu quả hơn, tiến hành cắt đứt sự tiếp cận hệ thống tài chính tài quốc tế của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; (ii) Tăng cường khả năng của chính quyền liên bang hướng đến các tổ chức rửa tiền và các hệ thống tài trợ khủng bố; (iii) Tăng cường và cải tiến biện pháp phòng, chống rửa tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện hiệu quả những nỗ lực tuân thủ và thực thi pháp luật để ngăn ngừa và ngăn chặn lạm dụng.

Để cụ thể hóa chiến lược trên, Mỹ kiểm tra các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ các quy định của hệ thống, và thực thi những yêu cầu thông qua hành vi dân sự và hình sự. Bên cạnh đó, Mỹ đánh giá các lĩnh vực khác nhau để xác định lỗ hổng chống rửa tiền, nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát thích hợp. Tính minh bạch và trách nhiệm được khuyến khích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cũng như

trong các lĩnh vực phi tài chính có liên quan. Và Mỹ cũng xem xét khu vực tư

nhân là một thành phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phòng, chống rửa tiền. Trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã có những nỗ lực trong các khu vực then chốt sau đây: (i) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan; (ii) Đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính sử dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu tài chính và các công cụ phân tích; (iii) Tập trung nhân viên thực thi pháp luật và các nguồn lực khác vào các mục tiêu và các hệ thống tài

chính có mức độ ảnh hưởng cao nhất; (iv) Cải cách các cơ quan lập pháp và hành pháp; (v) Gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế; (vi) Nâng cao sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính phủ Mỹ với cộng đồng tài chính; và (vii) Giúp chính quyền địa phương

điều tra và truy tố tội phạm tài chính và rửa tiền.

Với các chiến lược và nỗ lực như trên, hàng năm FinCEN nhận được hơn 14,7 triệu báo cáo giao dịch, trong đó chủ yếu là báo cáo giao dịch vượt ngưỡng (hơn 13,67 triệu giao dịch), báo cáo giao dịch đáng ngờ (hơn 0,66 triệu giao dịch) ….

Bảng 1.2: Số lượng báo cáo được FinCEN nhận được qua các năm.

Loại hình báo cáo Năm 2003 Năm 2004

Báo cáo giao dịch đáng ngờ (SAR) 413.052 663.655 Báo cáo vượt ngưỡng (CTR) 13.341.699 13.674.114 Báo cáo của Ngân hàng nước ngoài 199.738 218.667 Báo cáo cho các khoản thanh toán tiền mặt

trên 10.000 USD

129.824 151.998

Tổng số 14.084.313 14.708.434

Nguồn: FATF, APG (2006), Thist Mutual Evaluation Report on Anti- money Laundering anh combating the financing of terrotirsm in USA, France

Qua đó, hàng năm Mỹđã đưa ra hơn 1000 trường hợp xét xử theo loại tội phạm rửa tiền và số trường hợp bị kết án có xu hướng giảm qua các năm:

Nguồn: FATF, APG (2006), Thist Mutual Evaluation Report on Anti- money Laundering anh combating the financing of terrotirsm in USA, France

Bên cạnh kết quả như trên, hệ thống phòng, chống rửa tiền của Mỹ còn tồn tại một số lỗ hỗng như: (i) Các biện pháp liên quan đến những người có quan hệ

chính trị không áp dụng một cách rõ ràng cho các Công ty dịch vụ tiền tệ, lĩnh vực bảo hiểm, các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa; (ii) Không có quy định rõ ràng yêu cầu các công ty bảo hiểm, các công ty dịch vụ tiền tệ, hoặc các nhà tư vấn

đầu tư và kinh doanh hàng hóa có các chính sách và thủ tục đối với các giao dịch không trực tiếp; (iii) Các yêu cầu của Đạo luật bí mật ngân hàng không áp dụng cho các chi nhánh nước ngoài và văn phòng của Các công ty bảo hiểm nhân thọ.

1.4.2.2. Phòng, chống rửa tiền tại Singapore.

Không giống như Mỹ, Singapore đã thông qua một phương pháp tiếp cận

đa phương để đối phó với các rủi ro rửa tiền. Các nỗ lực chống rửa tiền hướng vào khung pháp lý, thể chế, chính sách một cách toàn diện và đầy đủ, tỷ lệ tội phạm trong nước ở mức thấp, không khoan dung cho tham nhũng trong nước, một bộ máy tư pháp hiệu quả, một nền văn hóa tuân thủ đã được thiết lập từ lâu và các biện pháp giám sát được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Singapore cho rằng họ đã đi đầu trong theo dõi và làm gián đoạn hành vi rửa tiền thông qua các thông tin tình báo và quyền lực pháp lý khác. Và họ đã xác định các yếu tố chính của chiến lược chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như

của các mối đe dọa lớn và các lỗ hổng về hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố; (ii) Thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế một cách nghiêm chỉnh, đặc biệt là 40+9 khuyến nghị của FATF; (iii) Duy trì một chếđộ hình phạt nghiêm khắc chống lại nạn buôn bán ma túy, khủng bố và các tội phạm nghiêm trọng khác; (iv) Thực thi pháp luật hiệu quả là biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ; (v) Áp đặt các tiêu chí lựa chọn chặt chẽ đối với các định chế tài chính muốn gia nhập ngành tài chính của Singapore; (vi) Bảo đảm hiệu quả giám sát các định chế tài chính hoạt động tại Singapore; (vii) Thuê chuyên gia và những chuyên viên nòng cốt để phát triển và thực hiện các chính sách và biện pháp phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; (viii) Thực hiện sự phối hợp và hợp tác cao giữa các cơ quan chính phủ; (ix) Cung cấp hỗ trợ pháp lý khác thông qua các kênh chính thức và không chính thức, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin và tình báo.

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống rửa tiền, chính phủ Singapore

đã quan tâm nhiều hơn đến loại hình kinh doanh và nghề nghiệp phi tài chính nhạy cảm với rửa tiền. Và họ đã đưa ra các sáng kiến mới bao gồm: (i) Ban hành quy định phòng, chống rửa tiền đối với các hoạt động casino; (ii) Thực hiện một hệ thống khai báo cho du khách xuất nhập cảnh để kịp thời phát hiện vận chuyển tiền hoặc công cụ chuyển nhượng vô danh; (iii) Mở rộng yêu cầu phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong môi giới hàng hóa kỳ hạn; (iv) Mở rộng chương trình tiếp cận lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề phi tài chính bao gồm cả luật sư,

đại lý bất động sản, kim hoàn và các doanh nghiệp nói chung; (v) Xây dựng hướng dẫn thi hành Luật xã hội; (vi) Nghiên cứu một khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền chi tiết hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp; (vii) Đánh giá tham nhũng, buôn bán ma túy và các tội phạm nghiêm trọng khác

đểđiều chỉnh các quy định có liên quan, và có tính đến các yếu tố phản hồi về các vấn đề thực hiện.

Thông qua phương pháp tiếp cận như trên, số lượng báo cáo giao dịch

đáng ngờ tăng đều qua các năm, với 6.356 báo cáo, chủ yếu là từ các ngân hàng 2.063 báo cáo, các công ty bảo hiểm 2.964 báo cáo ….

Bảng 1.3: Số lượng báo cáo được Cơ Quan Quản Lý Tiền Tệ Singapore nhận được qua các năm 2004-2007

Nhóm báo cáo 2004 2005 2006 2007

Các ngân hàng 1 074 1 243 1 712 2 063

Các công ty bảo hiểm 543 590 911 2 964

Đại lý đổi tiền và chuyển tiền 32 107 195 111 Các thị trường vốn trung gian 24 60 350 1 039

Công ty tài chính 7 29 56 87

Các cơ quan Chính phủ 57 25 26 30

Các đơn vị khác (bao gồm cả cá nhân) 37 21 35 62

Tổng cộng 1 772 2 075 3 285 6 356

Nguồn: FATF, APG (2008), Third Mutual Evaluation Report on Anti- money Laundering anh combating the financing of terrotirsm in Singapore, France

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Mặc dù là nước đi sau trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch và giảm thiểu thiệt hại trong việc thực hiện kiểm soát rửa tiền. Qua nghiên cứu việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền tại một số nước như: Mỹ, Singapore, chúng ta có thể rút ta một số kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, việc sớm ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các cơ

quan thực thi đầy đủ các quyền và chức năng của mình.

Xây dựng hệ thống giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về

phòng, chống rửa tiền hiệu quả. Mặc dù Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về

hiệu quả nên vụ ngân hàng Boston cố tình vi phạm các quy định về lưu giữ

chứng từ, giao dịch với các tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm mới được phát hiện. Do vậy, công tác giám sát đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền của các quốc gia.

Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng. Theo kinh nghiệm của các nước có hệ thống phòng, chống rửa tiền hiệu quả thì việc các ngân hàng thương mại xây dựng được chính sách nhận biết khách hàng là đã thực hiện cắt đứt sự

tiếp cận hệ thống ngân hàng của bọn tội phạm; tức giai đoạn 1 của quy trình rửa tiền chưa được thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu các khái niệm về rửa tiền, các phương thức và quy trình rửa tiền tiêu biểu cũng như những ảnh hưởng của hoạt

động rửa tiền đến nền kinh tế. Hoạt động rửa tiền ngày nay không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực mà luôn có xu hướng mở rộng trên toàn thế giới với khối lượng tiền được tẩy rửa mỗi năm ngày càng gia tăng.

Dù cho hoạt động rửa tiền có xu hướng biến đổi như thế nào thì ngân hàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu để thực hiện hành vi tẩy rửa bởi vì khả năng

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)