II. Phân tích thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu tại công ty giầy Thụy Khuê thời gian qua
2. Tình hình hoạt động Marketing xuất khẩu tại công ty giầy Thụy Khuê
2.3 Chính sách sản phẩm của công ty
a. Kế hoạch hoá và phát triển sản phẩm.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã xây dựng cho mình cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm:
+ Giầy vải thể thao xuất khẩu
+ Giầy nữ giả da thời trang xuất khẩu + Giầy dép đi trong nhà
Trong năm 2000 công ty đã đưa vào xuất khẩu sản phẩm mới: Giầy nam và dép nữ làm phong phú thêm cho cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của mình.
Ngoài ra công ty còn liên tục cải tiến thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện tại sao cho phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng và người tiêu dùng.
b. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và đòi hỏi của khách hàng, công ty đã phải tiến hành tổ chức sản xuất, cải tiến bố trí xắp xếp dây truyền công nghệ đến từng bộ phận. Để sản xuất được đôi giầy hoàn chỉnh, lần lượt phải qua các bước sau:
+ Công đoạn bồi: Bồi dán bạt, phin với nhau sau đó cắt thành mũ giầy + Công đoạn may: May hoàn chỉnh thành mũ giầy
+ Công đoạn ép đế: Đúc, đập ra để đế cao su hoặc nhựa tổng hợp.
+ Công đoạn gò hấp: Lồng mũ giầy vào form giầy, quét keo vào đế và chân mũ giầy ráp để vào mũ giầy rồi đưa vào gò, dán cao su, dán đế giầy và dán đường trang trí lên giầy sau đó gò định hình, hấp.
+ Công đoạn hoàn thiện: Luồn dây giầy và kiểm tra chất lượng và đóng gói. Thành phẩm được lắp ráp xong còn phải qua các khâu kiểm tra KCS. Nếu không bị tái chế qua kiểm tra chất lượng thì đến đây sản phẩm mới được coi là hoàn chỉnh
c. Quyết định lựa chọn đặc tính nổi trội
Công ty đã lựa chọn giá cả làm công cụ cạnh tranh. Do công ty đã tập trung được 80-90% nguyên liệu trong nước cùng chi phí nhân công tương đối thấp đã làm cho giá cả của công ty rẻ hơn giá cả cuả đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể khi giá của công ty chỉ vào khoảng 0,4 -0,5% USD/1 đôi, thì giá gia công của Đài Loan là 4 USD. Tây Ban Nha là 9 USD, Italia là 14 USD
d. Quyết định về bao bì nhãn mác
+ Bao bì: Đối với từng đơn vị hàng cụ thể, công ty sẽ tiến hành cụ thể đóng gói theo yêu cầu của khách hàng cung cấp hoặc do công ty. Thông thường bao bì gồm2 lớp: Lớp bên trong thường là túi PE còn bên ngoài là thùng các ton
+ Nhãn mác: Người quyết định nhãn mác sản phẩm xuất khẩu của công ty là khách hàng. Đây cũng là một điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ: Khi công ty xuất hàng cho công ty Novi Footwear Ltd (Đài Loan) thì sản phẩm mang nhãn Novi hay đối với một số khách hàng là Mokosa, Bassket, Footech, Chanon, Worldwide …
Qua phân tích trên ta thấy: Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm. Do đó cơ cấu sản phẩm của công ty rất phong phú về mẫu mã, chủng loại. Tuy vậy sản phẩm hơi đơn điệu song vẫn đang dần được bổ sung.
Công ty đã áp dụng quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu liên tục và với cách sản xuất như thế này một sản phẩm làm ra sẽ phải qua nhiều khâu kiểm tra, những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại trở về do đó chất lượng
sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Cùng với công nghệ cạnh tranh hữu hiệu là giá cả thấp, sản phẩm của công ty đang ngày càng thu hút được khách hàng mời và giữ được tín nhiệm với khách hàng cũ.
Bao bì của công ty sử dụng đã đảm bảo tốt yêu cầu về an toàn cho qua trình vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá, trong đó quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm của công ty vẫn đảm bảo về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên việc gắn nhãn mác của khách hàng và việc sử dụng bao bì của họ cũng đem đến bất lợi cho công ty. Đó là hình ảnh của công ty chưa gây được ấn tượng với người tiêu dùng và các tổ chức nước ngoài.