Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng công ty dệt may Việt Nam pptx (Trang 78 - 80)

III. một số kiến nghị Chính phủ

1. Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế.

Quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế là hai mặt gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng vừa là tiền đề vừa là điều kiện phát triển của nhau. Quan hệ chính trị mở đường cho quan hệ kinh tế phát triển, ngược lại quan hệ kinh tế làm cho quan hệ chính trị trở nên gắn bó chặt chẽ hơn.

Tác động của quan hệ chính trị lên quan hệ kinh tế thể hiện trên các mặt:

- Quan hệ chính trị tốt tạo đà cho việc hợp tác, tương trợ lẫn nhau về đầu tư, viện trợ, chuyển giao công nghệ.

về thương mại, về thông tin, về đầu tư, về cấp phát hạn ngạch (quota). - Quan hệ chính trị là cơ sở pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp hai bên tiến hành làm ăn với nhau. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán, giải quyết thông tin tranh chấp.

- Quan hệ chính trị làm tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, về mặt mở rộng thị trường, quan hệ chính trị tốt sẽ tạo được thị trường ổn định, thị trường mới cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. Điển hình là việc Mỹ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam tháng 2/1994 thì ngay sau đó, các quan hệ kinh tế đối ngoại Việt nam sôi động hẳn lên. Nhiều hãng, Công ty... tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, trong đó có Công ty Mỹ sang Việt Nam, kí một hợp đồng đáng ghi nhớ với Confechnex trị giá 350 triệu USD ( kinh tế đối ngoại - Võ Thanh Thu - tr 306).

Quan hệ thương mại như chúng ta đều biết, chỉ là một bộ phận của kinh tế đối ngoại. Song nó là một trong các bộ phận thu ngoại tệ về cho đất nước. Đối với các nước mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, vốn là yêu cầu đầu tiên và tất yếu. Do vậy, thông qua hoạt động ngoại thương, nhiều nước đã tham gia được vào sự phân công lao đông quốc tế trên phạm vi toàn cầu và trong khu vực. Và chính sự tham gia đó đã bảo đảm cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân và thu được ngoại tệ về cho đất nước.

Sự phát triển ngoại thương của ngành Dệt-May cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của quan hệ chính trị .

Từ sự phân tích trên, các chính sách cần có là:

+ Nhà nước tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực để Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên WTO.

+ Quan hệ tốt với các thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ, tạo được khuôn khổ pháp lý tốt với các thị trường này để sản xuất hàng may mặc được hưởng các ưu đãi đặc biệt như hạn ngạch, tối huệ quốc... và có điều kiện xuất khẩu với số lượng lớn vào các thị trường này.

hữu trí tuệ về công nghiệp để các sản phẩm có chất lượng cao của Việt Nam giữ được uy tín trên thị trường.

+ Có qui chế phù hợp (bao gồm cả trách nhiệm và quyền lợi) về hoạt động của các nhân viên thương vụ của các đại sứ quán Việt Nam ở các nước, trong viẹc cung cấp các thông tin về lĩnh vực may mặc và giúp Tổng Công ty mở rộng thị trường ở các khu vực này. Điều này sẽ tiết kiệm cho Tổng Công ty những chi phí về thu thập thông tin, những chi phí không cần thiết khác do chưa hiểu kĩ thị trường, qui định, giảm rủi ro cho Tổng Công ty ...Suy cho cùng, đây là một hình thức trợ giúp xuất khẩu, khuyến khích bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu, mặt khác các cơ quan thương vụ này cũng đóng vai trò là điểm tựa cho hàng xuất khẩu Việt Nam xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng công ty dệt may Việt Nam pptx (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)