Các khối, ban nghiệp vụ, và công ty trực thuộc:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 42)

6. Bố cục của đề tài:

2.1.2.4. Các khối, ban nghiệp vụ, và công ty trực thuộc:

(Chi tiết theo Phụ lục 1 Phần Phụ lục, trang 92).

Tính đến 31/03/2010, VIB có:

- 6 Khối, 4 Ban và 1 công ty trực thuộc gồm: Khối nghiệp vụ tổng hợp, Khối quản lý rủi ro, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối, Khối quản lý tín dụng, Ban tài chính, Ban nhân sự, Ban quản lý thương hiệu và truyền thông, Ban kế hoạch chiến lược và quản lý dự án và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VIB.

- 9 Vùng với 117 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Quỹ Tiết kiệm) tại 27 tỉnh thành.

2.1.3. Mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của VIB:

thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam và trong dài hạn trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, VIB đang tập trung và phát triển một số chiến lược cụ thể:

- Tiếp tục tập trung vào phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh bán lẻ (khách hàng cá nhân) và bán buôn (khách hàng doanh nghiệp) như xây dựng các sản phẩm phù hợp trên nền công nghệ sẵn có đồng thời tạo dựng thương hiệu VIB để khẳng định vị thế của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường.

- Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. VIB hiện đang cung cấp và sẽ phát triển hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ với nhiều tính cho các khách hàng hiện đang sử dụng các dịch vụ truyền thống của VIB.

- Tăng cường đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ: VIB cũng là một trong hai nhà cung cấp thẻ Mastercard sử dụng công nghệ Chip đầu tiên tại Việt Nam. VIB đang tăng cường tìm kiếm và hợp tác với một số đối tác như JCB, American Express và Diners Club để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế và nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan.

- Nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo. VIB luôn quan tâm để tăng cường và nâng cao chất lượng, trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng thông qua các chương trình đào tạo nhằm nâng cao khả năng phục vụ, thuyết trình và bán hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ ngân hàng:

Bên cạnh việc sử dụng phần mềm và dịch vụ của Oracle và IBM, VIB còn liên tục đầu tư và phát triển các sản phẩm mới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bằng việc gia tăng các giá trị và tiện ích cho các sản phẩm của mình.

- Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro:

Ban điều hành VIB tin rằng sự quản trị rủi ro hiệu quả bao gồm ban hành các chính sách, quy trình quản trị rủi ro phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của VIB. VIB đưa ra những quy trình chặt chẽ để quản trị rủi ro một cách khoa

học và hiệu quả trong công tác phê duyệt tín dụng. Ngoài ra, VIB cũng đang dự định nâng cấp hệ thống quản trị thông tin và các hệ thống IT để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro;

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới:

Năm 2010, VIB dự định sẽ phát triển hệ thống mạng mưới của mình lên 135 - 150 điểm kinh doanh tập trung chủ yếu vào các thành phố và trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. VIB tin tưởng rằng phát triển mạng lưới là chiến lược quan trọng để quảng bá hình ảnh và tăng cường tính cạnh tranh của mình.

- Đối tác chiến lược:

Ngày 20/04/2010, VIB và Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã ký kết thảo thuận hợp tác chiến lược. Với sự chấp thuận của cơ quan nhà nước, từ 01/09/2010 CBA đã trở thành đối tác chiến lược và nắm giữ 15% cổ phần của VIB.

CBA là một định chế tài chính hàng đầu trên thế giới, đứng đầu tại Úc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, là một trong 20 ngân hàng được đánh giá là an toàn nhất thế giới, và đứng trong nhóm 15 ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất toàn cầu (giá trị vốn hóa của CBA khoảng 85 tỷ USD tại thời điểm VIB và CBA ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược).

2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VIB: 2.2.1. Bộ máy Quản trị rủi ro: 2.2.1. Bộ máy Quản trị rủi ro:

- Sơ đồ mô hình bộ máy quản trị rủi ro: xem Phụ lục 2 Phần Phụ lục, trang 97.

- Với VIB, quản trị rủi ro là nhiệm vụ của toàn ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng gồm các cấp HĐQT, Ban kiểm soát, BĐH am hiểu bản chất của các loại rủi ro và nhận thức rõ tầm quan trọng của QTRR.

Ngày 1/8/2009 VIB thành lập Khối quản lý rủi ro, trên cơ sở hợp nhất các bộ phận chức năng về QTRR từ các Khối, Ban liên quan, VIB đã trở thành một trong số ít các NHTM ở Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực QTRR. Khối quản lý rủi ro

bao gồm 3 phòng: Phòng quản lý rủi ro hoạt động, Phòng quản lý rủi ro tín dụng và Phòng quản lý rủi ro thị trường. Khối quản lý rủi ro do Tổng Giám đốc quản lý.

- Về cơ cấu tổ chức, hai khối chính chuyên trách quản trị rủi ro ở VIB là Khối quản lý tín dụng và Khối quản lý rủi ro.

- VIB phân rủi ro thành bốn nhóm chính: rủi ro chiến lược, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

 Rủi ro chiến lược được quản trị ở tầm Ủy ban quản lý rủi ro đang trong quá trình thể chế hóa.

 Rủi ro tín dụng do hệ thống bao gồm Ủy ban tín dụng, Khối quản lý tín dụng và Phòng quản lý rủi ro tín dụng (thuộc Khối quản lý rủi ro) quản trị.

 Rủi ro thị trường do hệ thống bao gồm Ủy ban quản lý tài sản nợ có (ALCO), Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối, Phòng quản lý rủi ro thị trường (thuộc Khối quản lý rủi ro) quản trị. VIB nhóm một số rủi ro chính đã được nhận diện vào cấu phần rủi ro thị trường: rủi ro thanh khoản, rủi ro giá (thị trường) cho sổ tự doanh bao gồm rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể, rủi ro lãi suất của sổ ngân hàng , rủi ro tiền tệ và các rủi ro khác liên quan (ví dụ rủi ro cấu trúc, rủi ro tập trung được đưa vào đối tượng này để phân tích, đánh giá tính tích hợp của chúng với các rủi ro liên quan). Với mục tiêu quản trị rủi ro thị trường, VIB tách sổ tự doanh khỏi sổ ngân hàng nhằm bước đầu triển khai đo lường theo mô hình giá trị rủi ro (VaR) theo 02 phương pháp chính là mô phỏng lịch sử và mô phỏng Monte Carlo. Kỹ thuật kiểm tra trong điều kiện căng thẳng (stress test) đang từng bước đưa vào thực hiện trong quản trị rủi ro thị trường.

 Rủi ro hoạt động do hệ thống phối kết hợp giữa Phòng quản lý rủi ro hoạt động (thuộc Khối quản lý rủi ro), Phòng kiểm toán nội bộ (trực thuộc Ban kiểm soát) và Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ (thuộc Khối nghiệp vụ tổng hợp) quản trị.

- Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của VIB: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ UỶ BAN TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ TÍN DỤNG

PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC ĐẦU TƢ PHÒNG

CHẾ ĐỘ TÍN DỤNG TÀI SẢN ĐẢM BẢOPHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG TÁI THẨM ĐỊNH GIAO DỊCH TÍN DỤNGPHÒNG QUẢN LÝ TRUNG TÂM THU HỒI NỢVÀ KHAI THÁC TÀI SẢN

KHỐI KINH DOANH

GIÁM ĐỐC VÙNG

TRƢỞNG ĐƠN VỊ KINH DOANH

PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN GIAO DỊCH TÍN DỤNG BỘ PHẬN XỬ LÝ NỢ BỘ PHẬN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BỘ PHẬN GIÁM SÁT TÍN DỤNG BỘ PHẬN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TỔ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

CÔNG TY AMC VIB BAN KIỂM SOÁT

- Hội đồng quản trị:

 Xây dựng định hướng và chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị rủi ro của Ngân hàng;

 Phê duyệt/điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, định hướng và quy mô phát triển tín dụng của VIB theo từng thời kỳ;

 Bổ nhiệm/miễn nhiệm các lãnh đạo cao cấp của VIB: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc/Phó Giám đốc Khối, Giám đốc/Phó Giám đốc Vùng và các chức danh tương đương;

 Quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển kinh doanh, bộ máy hoạt động của VIB;

 Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. - Phòng kiểm toán nội bộ:

 Giúp việc cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị trong việc giám sát hoạt động của hệ thống VIB;

 Thực hiện kế hoạch kiểm toán nộ bộ, kiểm tra và giám sát sự tuân thủ của hệ thống (Hội sở và các đơn vị kinh doanh);

 Phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán độc lập trong việc thanh tra, kiểm toán hệ thống, các đơn vị kinh kinh doanh;

 Phối hợp với Phòng pháp chế và giám sát tính tuân thủ pháp luật của các quy trình, quy định do VIB ban hành;

 Thanh tra nội bộ theo kế hoạch và theo yêu cầu của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Ban điều hành;

- Ủy ban quản lý rủi ro:

 Là cơ quan cao nhất trong bộ máy phê duyệt tín dụng của VIB;  Quyết định thành lập và giải thể các cấp phê duyệt khác;

 Bổ nhiệm/miễn nhiệm Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban tín dụng;  Định hướng về phê duyệt tín dụng cho các cấp phê duyệt;

 Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư vượt quá thẩm quyền của Uỷ ban tín dụng;

- Ủy ban tín dụng:

Do Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch Ủy ban, Tổng Giám đốc làm Phó Chủ tịch thứ nhất, Giám đốc Khối quản lý tín dụng làm Phó Chủ tịch và các uỷ viên gồm: Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Giám đốc Khối Bán lẻ, Giám đốc Khối quản lý rủi ro, Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng, Giám đốc Tái thẩm định;

Chủ trì cuộc họp UBTD phải là Chủ tịch Ủy ban hoặc một trong hai Phó Chủ tịch và phải có ít nhất 4 thành viên tham dự, quyết định theo đa số;

Ủy ban tín dụng VIB có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

 Quản trị cơ cấu dư nợ (thông qua định hướng về cơ cấu dư nợ trên toàn hệ thống theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn hoạt động) và chất lượng tín dụng toàn hệ thống theo định hướng tín dụng;

 Phê duyệt giới hạn rủi ro tín dụng, quyết định chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, kiểm soát nộ bộ và đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy định đã được phê duyệt; Rà soát, điều chỉnh hạn mức tín dụng, chính sách tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng;

 Phê duyệt các các khoản cấp tín dụng, đầu tư trong thẩm quyền của Ủy ban tín dụng:

 Phê duyệt các khoản cấp tín dụng và đầu tư vốn vượt thẩm quyền giao cho Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng;

 Phê duyệt cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo;

 Phê duyệt các sản phẩm tín dụng, chính sách giá đối với các sản phẩm tín dụng và từng loại khách hàng;

 Quyết định việc thành lập và cơ cấu tổ chức hoạt động của các cấp phê duyệt tín dụng cấp dưới; Quyết định thẩm quyền phê duyệt tín dụng của các cấp phê duyệt của toàn hệ thống, trừ thẩm quyền của Ủy ban quản lý rủi ro;

 Phê duyệt danh sách các cá nhân và hạn mức phê duyệt giao cho mỗi cá nhân theo đề xuất của Tổng Giám đốc;

 Quyết định chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng; thông qua các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro;

 Hướng dẫn và tư vấn cho các cấp phê duyệt về thực hiện chính sách cho vay, chương trình sản phẩm, hồ sơ tín dụng và kiểm soát rủi ro;

 Quản trị hiệu quả của hoạt động cấp tín dụng, thống kê và kiểm soát các khoản cấp tín dụng; Quản trị các khoản cấp tín dụng và đầu tư bị đánh giá theo chiều hướng xấu;

- Tổng Giám đốc:

 Phê duyệt các khoản cấp tín dụng có giá trị tương đương thẩm quyền của Hội đồng Tín dụng, và có thể thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

 Phê duyệt các khoản đầu tư vốn theo phân cấp;

 Đề xuất danh sách các cá nhân và hạn mức phê duyệt của mỗi cá nhân để Ủy ban tín dụng thông qua;

- Hội đồng tín dụng:

 Do Giám đốc Khối quản lý tín dụng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng làm Phó Chủ tịch và các thành viên gồm: Giám đốc/Phó Giám đốc Khối kinh doanh, Giám đốc/Trưởng/Phó Phòng tái thẩm định, và các cá nhân khác do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;

 Chủ trì cuộc họp HĐTD là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTD và phải có ít nhất là 3 thành viên tham dự, quyết định theo đa số;

 Thực hiện phê duyệt các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Giám đốc Khối quản lý tín dụng, theo thẩm quyền được UBTD phân cấp;

 Phê duyệt các khoản cấp tín dụng có tài sản đảm bảo theo quy định;  Phê duyệt các khoản tín chấp, không đủ tài sản đảm bảo theo quy định;  Thẩm quyền phê duyệt hiện nay của Hội đồng tín dụng là 30 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương;

 Quyết định áp dụng các chính sách tín dụng, chính sách giá đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt;

 Phê duyệt các khoản cho vay ngoài địa bàn hoạt động của đơn vị kinh doanh trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt của HĐTD;

- Khối quản lý tín dụng:

 Triển khai và quản lý việc thực hiện chính sách tín dụng trên toàn hệ thống (thị trường, khách hàng, hạn mức và mức phán quyết);

 Xây dựng mẫu biểu chuẩn cho thẩm định và quản lý tín dụng; phối hợp với Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ (thuộc Khối hỗ trợ) xây dựng các mẫu biểu hợp đồng dùng trong hoạt động tín dụng;

 Thẩm định và tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nếu thấy cần thiết;

 Giám đốc/Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng phê duyệt tín dụng theo thẩm quyền được UBTD phân cấp:

 Các khoản cấp tín dụng vượt mức phán quyết của Giám đốc các Khối Kinh doanh, Giám đốc Vùng và Giám đốc Tái thẩm định nhưng chưa đến mức phải trình lên HĐTD hoặc Tổng Giám đốc;

 Các khoản tín chấp hoặc tín chấp một phần hoặc không có đủ tài sản đảm bảo theo quy định;

 Hạn mức phê duyệt tối đa của Giám đốc Khối quản lý tín dụng hiện nay là 10 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương; Hạn mức phê duyệt của Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng là 6 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương; Hạn mức phê duyệt tối đa của Giám đốc/Trưởng Phòng tái thẩm định là 3 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương, không cấp tín dụng tín chấp ngoại trừ thực hiện theo các sản phẩm tín dụng tín chấp đã được UBTD phê duyệt, Tổng Giám đốc ban hành;

 Bảo đảm chất lượng tín dụng: quản lý cơ cấu tín dụng; giám sát và xử lý những bất thường đối với các khoản cấp tín dụng đã được phê duyệt; thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và tham gia xử lý tài sản đảm bảo, quản trị rủi ro tín dụng; dự báo rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro;

 Thực hiện cảnh báo tín dụng thông qua các hệ thống cảnh báo nợ quá hạn, dư nợ theo ngành hàng, dư nợ của các khách hàng lớn,...

 Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các chính sách quản trị tín dụng hệ thống;

 Đào tạo kỹ năng tín dụng đối với nhân viên tín dụng trên toàn hệ thống; - Khối Kinh doanh:

 VIB có 3 khối kinh doanh: Khối nguồn vốn và ngoại hối, Khối khách hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)