Gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vốn xã hội tạo hiệu ứng tích cực, đồng thời hạn chế các hình thức liên kết xã hội tạo 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam (Trang 119 - 124)

4 Vì khích thước mẫu không đủ lớn nên biến trung bình cho các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội lãnh đạo, bên ngoài và bên trong được sử dụng cho phân tích CFA giữa nó với các khái niệm khác.

6.2.3 Gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vốn xã hội tạo hiệu ứng tích cực, đồng thời hạn chế các hình thức liên kết xã hội tạo 

hiệu  ứng  tích  cực,  đồng  thời  hạn  chế  các  hình  thức  liên  kết  xã  hội  tạo  hiệu ứng tiêu cực trên thị trường bất động sản 

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của doanh nghiệp đóng góp tích cực  vào các hoạt động của doanh nghiệp, qua đó tạo ra hiệu ứng tích cực và tiêu cực cho

thị trường BĐS. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất gợi ý thứ bảy và thứ tám nhằm hỗ  trợ doanh  nghiệp phát  triển  các  hình thức liên  kết  xã  hội tạo  hiệu  ứng  tích  cực  và  hạn chế các hình thức liên kết xã hội tạo hiệu ứng tiêu cực. 

Nhóm  gợi  ý  thứ bảy:  Gợi  ý  chính  sách  vĩ  mô  tạo  điều  kiện  cho  các  doanh 

nghiệp  phát  triển  vốn  xã  hội  dưới  hình  thức  liên  kết  tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường BĐS. 

Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  vốn  xã  hội  tạo  hiệu  ứng  tích  cực  cho  thị  trường BĐS biểu hiện qua việc tạo điều kiện huy động vốn cho thị trường; giảm chi  phí giao dịch, tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các chủ thể tham gia thị trường; góp  phần  lan  tỏa  thông  tin  và  chuyển  giao tri  thức  cho  thị  trường  BĐS.  Nhiều  nghiên  cứu  cho  rằng  các  hình  thức  liên  kết  tạo  hiệu  ứng  tích  cực  của  vốn  xã  hội  thường  thấy ở các quốc gia có môi trường thể chế tốt, đặc biệt là sự hiện diện của các kênh  tương tác do Chính phủ tạo ra (Fukyyama, 1995; De soto, 2000; Thornburn, 2006).  Trong các  khía  cạnh  vốn xã  hội của doanh nghiệp thì  vốn xã hội bên ngoài rất cần  sự hỗ trợ từ Chính phủ trong việc tạo lập các kênh tương tác giữa doanh nghiệp với  các  chủ thể  như khách  hàng,  nhà  phân phối, nhà  cung  cấp, đơn vị  tư  vấn và chính  quyền. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vốn xã hội bên ngoài nên tập  trung vào các nội dung sau: 

Thứ nhất là  Chính  phủ  nên  xây  dựng  hành  lang pháp  lý  tạo điều kiện cho  sự  hình  thành  và phát triển  đa  dạng  các  công cụ  tài  chính  dựa trên  sự liên  kết  của  các chủ thể tham gia thị trường như quỹ tín thác BĐS (quỹ này ở Việt Nam chưa có  và  nó được  lồng  ghép vào quỹ phát triển  và  tiết  kiệm  nhà  ở đã được triển  khai  về  mặt pháp lý) mà các quốc gia phát triển đang áp dụng và mang lại kết quả huy động  vốn rất tốt cho các chủ thể trên thị trường. Chính sách này sẽ góp phần tạo ra vốn xã  hội cho thị trường BĐS, thông qua đó cũng tạo thêm  cung tín dụng cho thị trường  này.  Thứ hai là sử dụng các công cụ liên kết xã hội giữa các chủ thể tham gia thị  trường để giúp các khách hàng, nhà cung, doanh nghiệp nắm bắt thông tin lẫn nhau  để dễ dàng trong các giao dịch giữa  họ, qua đó làm giảm  chi phí và thời  gian  giao

dịch trên trị  trường BĐS. Để làm được điều  này, Chính phủ cần ban  hành các quy  định  về  xếp  hạng  uy  tín  của  doanh  nghiệp,  chế  độ  minh  bạch  thông  tin  của  các  doanh nghiệp tham gia thị trường. 

Thứ ba là  Chính phủ  nên  hỗ trợ  doanh  nghiệp phát triển  các  mối quan  hệ  bán  hàng  bằng  các  chính  sách  khuyến  khích  và  hỗ  trợ  thành  lập  các  tổ  chức  tiêu  dùng như hội chợ, triển lãm sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạng lưới  xã  hội  với  khách  hàng,  nhà  cung  cấp  và  phân  phối.  Để  thông  qua  đó  giúp  doanh  nghiệp tiếp cận  được thông  tin  để  ra  các  quyết định  kinh  doanh  hợp lý,  đồng  thời  các tổ chức đó cũng là nơi trao đổi công nghệ giữa các doanh nghiệp với nhau. 

Thứ ba là Chính phủ nên có những chương trình đầu tư phát triển các kênh  tương tác xã hội giữa các doanh nghiệp trong ngành BĐS, giữa doanh nghiệp ngành  BĐS  với  ngành  có  liên quan,  giữa  doanh  nghiệp  BĐS  với  các  nhà làm  chính sách  điều  tiết  thị  trường.  Các  kênh  tương  tác  này  nên  được  sự  hỗ  trợ  của  các  công  cụ  mạng lưới công nghệ thông tin, đảm bảo sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin  giữa các chủ thể trong mạng lưới.  Cuối cùng là cần có những chính sách tạo điều kiệnthúc đẩy sự liên kết phát  triển giữa các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đối với  ngành BĐS. Thông qua đó, các doanh nghiệp trong nước tiếp thu công nghệ quản lý  và cải tiến công nghệ, tránh được sự cạnh tranh trực diện. Bởi vì kết quả nghiên cứu  cho  thấy  vốn  xã  hội  bên  ngoài  của  doanh  nghiệp  nước  ngoài  cao  hơn  các  doanh  nghiệp  nhà  nước  và  ngoài  nhà  nước.  Điều  này  hàm  ý  doanh  nghiệp  có  vốn  nước  ngoài  có nhiều cơ hội phát triển  dự án và phân phối sản phẩm  thành  công hơn hai  loại hình doanh nghiệp còn lại. Việc doanh nghiệp khu vực nhà nước và ngoài nhà  nước  liên  kết  với  doanh  nghiệp  nước  ngoài  là  một  cách  thức  tiếp  cận  mạng  lưới  kinh doanh toàn cầu. 

Nhóm gợi ý thứ tám là xây dựng  các  chính sách  hạn  chế các hình thức liên  kết xã hội tạo hiệu ứng tiêu cực cho thị trường BĐS.  Kết quả nghiên cứu  cũng cho thấy vốn  xã hội cũng tạo ra hiệu ứng tiêu  cực  được biểu hiện qua sự bất cập trong chính sách tiết vĩ mô  của Chính phủ trong vai

trò tạo “luật chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường BĐS, đây là  nguyên  nhân  dẫn đến  sự lựa  chọn bất lợi  trong  các  chính sách  giao  đất  cho  doanh  nghiệp của Chính phủ,  và tạo tâm lý  ỷ lại  cho các doanh nghiệp vào các mối quan  hệ  với  chính  quyền  để  giành  quyền  tiếp  cận  quỹ  đất  nhằm  chuyển  nhượng  dự  án.  Các  gợi ý chính  sách sau đây  nhằm  hạn  chế các  hình  thức liên  kết  xã  hội  tạo  hiệu  ứng tiêu cực cho thị trường BĐS: 

­ Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn quy trình xin cấp phép dự án rõ  ràng, minh bạch tạo điều kiệntiếp cận quỹ đất và giải quyết các thủ tục đất đai công  bằng đối với tất cả các doanh nghiệp. Cần xây dựng các tiêu chí sàng lọc, lựa chọn  doanh  nghiệp có đủ năng  lực  về  công  nghệ,  kinh  nghiệm  và tài chính  để  cấp phép  đầu tư các dự án BĐS. Bởi vì kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của doanh  nghiệp với chính quyền địa phương tác động có ý nghĩa đối với hoạt động đầu vào  (có biến quan sát về khả năng tiếp cận quỹ đất). 

­  Ngăn  cấm  các  hành  vi  chuyển  nhượng  dự  án  đã  được  cấp  phép  mà  chưa  qua xây dựng. Biện pháp này với mục đích là ngăn chặn tình trạng có nhiều doanh  nghiệp lợi dụng các mối quan  hệ với  chính quyền  các  cấp để được cấp phép dự án  sau đó chuyển nhượng lại. Thông qua đó sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư và hạ giá  thành cho ngành BĐS.  6.3  NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN  6.3.1  Đóng góp về mặt khoa học  Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi việc sử dụng khái niệm vốn xã hội trong  các nghiên cứu kinh tế và quản trị bởi tính khó đo lường của nó. Đã có nhiều nghiên  cứu  nỗ lực trong  việc  đo lường  vốn  xã  hội  trên  từng  khía  cạnh  riêng lẻ  như  mạng  lưới bên ngoài hoặc bên trong hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nên các thang đo vốn xã  hội  của  doanh  nghiệp  bị  khiếm  khuyết.  Hơn  nữa, các  nghiên  cứu  trước  đây  được  thực hiện không phải thuộc ngành BĐS nên vẫn chưa chỉ ra được đóng góp của vốn  xã  hội  vào  các  hoạt  động  của  doanh  nghiệp  BĐS.  Luận  án  này  góp  phần  hạn  chế  những khiếm khuyết trên với những đóng góp như sau:

Thứ  nhất  các  nghiên  cứu  trước  đây  chỉ  đề  cập đến  từng  khía  cạnh  riêng  lẻ  của  vốn  xã  hội  nên  việc  nhận  diện  vốn  xã  hội  của  doanh  nghiệp  còn  bị  khiếm  khuyết. Luận án đã xây dựng được thang đo vốn xã hội hoàn thiện hơn, đề cập đến  ba khía cạnh của mạng lưới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp. Thang  đo vốn xã hội được xây dựng dựa trên liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính nên  đảm bảo đạt được giá nội dung. Đồng thời các thang đo được kiểm định tại trường  hợp thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo được tính đơn nguyên, giá trị phân biệt, độ tin  cậy tổng hợp và phương sai trích. Như vậy, đóng góp trước hết của luận án về mặt  khoa  học  là  xây  dựng được  thang đo  vốn  xã  hội  đầy  đủ  hơn  các  nghiên  cứu trước  đó, đảm bảo giá trị kế thừa cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến vốn xã hội  trong doanh nghiệp. 

Thứ  hai,  nghiên  cứu  đã  nhận  dạng  được  các  nhóm  hoạt  động  của  doanh  nghiệp  BĐS  là  hoạt  động  đầu  vào,  sản  xuất  và  đầu  ra.  Việc  nhận  diện  các  nhóm  hoạt động của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết chuỗi giá trị của Porter (1985) và các  luận  điểm  Krumm  (2001),  Nelen  (2008)  và  kết  hợp  với  nghiên  cứu  định  tính  nên  các thang đo phù hợp cho điều kiện Việt Nam và đảm bảo đạt được giá trị nội dung.  Các thang đo đã được kiểm định độ tin cậy cho trường hợp các doanh nghiệp BĐS  thành  phố  Hồ  Chí  Minh.  Việc  xây  dựng được thang  đo  các  hoạt  động  của  doanh  nghiệp BĐS  đảm  bảo  giá  trị  nội dung và độ  tin  cậy  nên  có giá trị kế  thừa  cho  các  nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam. 

Thứ ba, kết  quả  nghiên  cứu  đã  chỉ  ra được  những đóng  góp trực tiếp,  gián  tiếp  của  vốn  xã  hội  vào  các  nhóm  hoạt  động  của  doanh  nghiệp  là  bằng  chứng  để  khẳng định vốn xã hội là một trong những nguồn lực cần được bổ sung trong công  tác  hoạch  định  và  thực  hiện  chiến  lược  kinh  doanh  của  doanh  nghiệp  BĐS.  Hơn  nữa, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần kích thích những nghiên cứu tiếp theo về  mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ  ở ngành BĐS mà còn đối với các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)