Đặc điểm kinh tế xã hội của TP.HCM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Hải quan TP. Hồ Chí Minh (Trang 48 - 50)

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có diện tích tự nhiên 2.095,239km2. Thành phố HCM chiếm 0.6% diện tích và 6.6% dân số so với cả nước, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nếu như năm 2003 tốc độ tăng GDP của thành phố là 11.4% thì đến năm 2006 tăng lên 12.2%, năm 2007 là 12.5%. Năm 2008, kinh tế thành phố đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng rơi vào tình trạng khó khăn, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn thành phố chậm lại nhưng vẫn giữở

mức cao ( GDP trên địa bàn thành phốđạt 11%, cả nước 6.7%) ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP.HCM- Sở Kế hoạch Đầu tư). Phát triển kinh tế với tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng

định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là động lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn Nam bộ và cả nước. Thành phố phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,

Đông Nam giáp tỉnh Bà rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Đây là những vùng cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như nhân lực dồi dào cho TP.HCM. Với vị trí giao thông thuận lợi, đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngỏ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài gòn với năng lực hoạt động 10triệu tấn/năm, là thương cảng lớn nhất cả nước ta, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, lưu lượng phương tiện vận tải nhập cảnh tại cảng Sài gòn chiếm khoảng 60% tổng phương

tiện XNK cả nước, số thu thuế trên địa bàn chiếm 50% số thu cả nước. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km, vì vậy mỗi năm có hàng triệu lượt khách xuất nhập cảnh được làm thủ tục qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Xuất nhập khẩu trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng và luôn chiếm tỉ trọng lớn so với xuất nhập khẩu cả nước. Đây là năm thứ 7 kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003: 11.4%; năm 2004: 11.7%; năm 2005: 12.2% và năm 2006: 12.2%; năm 2007 : 12.5%; năm 2008: 11%) ( xem biểu đồ 2.1 và phục lục 6) Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng kinh tế của TP.HCM từ năm 2003 đến năm 2008 10 10.5 11 11.5 12 12.5 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư)

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh- một đơn vị Hải quan cấp thành phố

trực thuộc Tổng Cục Hải quan, đóng trên địa bàn thành phố đã đóng góp một phần không nhỏ trong đà tăng trưởng của TP.HCM, sẽ phải đảm nhiệm những nhiệm vụ

hết sức nặng nề trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan thông qua việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn nhằm góp phần giữ vững ổn định kinh tế chính trị xã hội cho thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Hải quan TP. Hồ Chí Minh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)