- Dịch vụ bảo hiểm
Nhận biết được đặc điểm của sản phẩm du lịch.
4.1.5 Kinhdoanh dịch vụ bổ sung
Cung cấp các dịch vụ bổ sung là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch. Sở thích và nhu cầu của khách du lịch tăng nhanh hơn so với sư cung cấp các dịch vụ ở những cơ sở đón tiếp khách. Điều đó thúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải mở rộng các thể loại dịch vụ mà trước hết là các loại dịch vụ bổ sung. Dịch vụ bổ sung
bao gồm:
Dịch vụ làm giàu thêm sự hiểu biết: triển lãm, quảng cáo, thông tin...
Dịch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ (như vui chai, giải trí): Tở chức tham gia cầm lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội...; học những điệu múa và
Dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khác: Hoàn thành những thủ tục đăng
ký hộ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan; các dịch vụ thông tin như cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép, tráng phim ảnh; các dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng ký vé giao thông, mua vé xem ca nhạc; đánh thức khách dậy, tổ chức trông trẻ, mang vác đóng gói hành lý...
Dịch vụ tạo điều kiện thuận tiện trong thời gian khách nghỉ lại: Phục vụ ăn
uống tại phòng ngủ; phục vụ trang điểm tại phòng, săn sóc sức khỏe tại phòng; đặt một số trang bị cho phòng như vô tuyến, tủ lạnh, radio, dụng cụ tư nấu ăn (phòng có bếp nấu).
Các dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người: Cho thuê
xưởng nghệ thuật (họa, điêu khắc); cho thuê hướng dẫn viên; cho thuê phiên dịch, thư ký; cho thuê hội trường để thảo luận, hòa nhạc; cung cấp điện tín, các dịch vụ in ấn, chụp lại; cho sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao.
Dịch vụ thương mại: Mua sắm vật dụng sinh hoạt; mua sắm vật lưu niệm; mua
hàng hóa quý hiếm có tính chất thương mại.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt động kinh doanh khác, nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung du lịch nói chung. Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành, tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất sẵn có, còn chi phí tổ chức cung cấp dịch vụ bổ sung không đáng kể so với lợi nhuận thu được.
Đồi với các nhà kinh doanh lữ hành, dịch vụ bổ sung được ví như chất xúc tác kích thích sư hành động của du khách chọn tour du lịch của công ty mình. Nếu doanh nghiệp lữ hành nào khai thác tối các thế mạnh về sư phong phú, độc đáo, khac lạ của dịch vụ bổ sung khi tiếp thị nguồn khách sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn
Tăng dịch vụ cũng có nghĩa la tăng thêm việc làm cho người lao động. Xu hướng hiện nay là chuyển dịch cơ cấu lao động tư khu vưc nông nghiệp sang khu vưc dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là các dịch vụ bổ sung tạo ra thêm việc làm, đồng thời gián tiếp tạo nên sư chuyển dịch đó.
Bên cạnh đó, sư đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ bổ sung là cơ sở cũng như tiêu chuẩn quan trọng để xếp hạng các cơ sở lưu trú. Hiện nay rất nhiều cơ sở kinh doanh du lịch cạnh tranh và thu hút khách chủ yếu dưa vào thế mạnh của các dịch vụ bổ sung này nhằm thu hút khách công vụ, thương gia,...
- Kinh doanh hàng lưu niệm: Bán các đồ lưu niệm, các đặc sản của địa
- Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Những trò chơi dành cho trẻ em, cho
người lớn, đặc biện các khu du lịch ngày nay có đưa vào những trò chơi mang cảm giác mạnh.
- Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp: Chủ yếu tại các khu du lịch như cắt tóc, trang
điểm,…