- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thường”, và các tiêu chí
3 Phương án kinh doanh/ đầu tư 5%
Tổng cộng 100%
2.3.2 Hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tiêu dùng
- Mục đích chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng là
đánh giá và phân loại rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại ACB theo định kỳ tối thiểu 3 tháng.
- Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng, mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm là
20, 40, 60, 80 và 100. Bảng thông số chấm điểm cá nhân tiêu dùng được thể hiện chi tiết ở Bảng I.02 phụ lục I
- Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu:
Nhóm chỉ tiêu về nhân thân; và
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ
- Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 40% và nhóm chỉ
tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 60% trong tổng điểm xếp loại rủi ro.
2.3.3 Xếp loại khách hàng:
Tổng điểm kết hợp của 3 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân kinh doanh và 2 nhóm chỉtiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân tiêu dùng sẽ giúp xếp loại rủi ro theo bảng dưới đây:
Bảng 2.05: Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro
90 – 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn 80 – 90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn 75 – 80 A Nợ đủ tiêu chuẩn 70 – 75 BBB Nợ cần chú ý 65 – 70 BB Nợ cần chú ý 60 – 65 B Nợdưới tiêu chuấn 56 – 60 CCC Nợdưới tiêu chuấn 53 – 56 CC Nợdưới tiêu chuấn
45 - 53 C Nợ nghi ngờ
20 – 45 D Nợ có khả năng mất vốn
2.3.4 Một sốtrường hợp không áp dụng chấm điểm:
Một sốtrường hợp đặc biệt không áp dụng chấm điểm theo quy trình:
Cá nhân kinh doanh chết không mua bảo hiểm quy định cho ACB là
người thụ hưởng; cá nhân kinh doanh vay bỏ trốn, bị mất khả năng lao
động hoặc cơ sở kinh doanh đóng cửa không hoạt động mà người vay không có nguồn thu nhập nào khác hỗ trợ trả nợ;
Cá nhân vay có nợ quá hạn trên 360 ngày.
Các trường hợp nêu trên sẽ được phân loại trực tiếp vào nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất – Nhóm nợ có khả năng mất vốn.
2.4 Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng thử nghiệm thực tế tại ACB
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân theo hướng tăng cường dự báo nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng, vì vậy đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu những hồ sơ tín dụng cá nhân đã được xếp hạng thử nghiệm vào năm 2009, với mức xếp hạng từ A đến AAA, mức xếp hạng được đánh giá
là rủi ro thấp, ưu tiên cấp tín dụng nhưng trên thực tế các khoản vay này đã phát sinh nợ xấu trong năm 2010, tiêu chí chọn hồ sơ đưa vào nghiên cứu này là hồ sơ
vay tiêu dùng và hồ sơ vay kinh doanh cá thể đang có nợ xấu. Do yêu cầu đảm
bảo bí mật thông tin khách hàng và ngân hàng nên đề tài này sẽ không gọi tên cá nhân hoặc tổ chức trong quá trình nghiên cứu và một số thông tin nhạy cảm được
2.4.1 Nghiên cứu trường hợp thứ nhất: Khách hàng A vay tiêu dùng được
xếp loại AA và đang có nợ xấu
KH A công tác tại công ty liên doanh máy tính nước ngoài, với chức vụ trưởng
phòng kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ từ lương và vay tiền mua đất, dưới đây
là bảng tóm tắt về KH A và thông tin khoản vay:
Bảng 2.06: Tóm tắt sơ lược thông tin cá nhân và khoản vay tiêu dùng của KH A
STT Thông tin về cá nhân Chỉ tiêu đánh giá
1 Tuổi 35 tuổi