Phân tích những nguyên nhân tác động đến TTCK Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2015 (Trang 43 - 47)

gian qua.

* Ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới:

Một phần bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài như cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, những e ngại về suy thoái kép, những mâu thuẫn chính trị giữa các nước trong khu vực…Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi là TTCK Việt Nam đã phản ánh những khó khăn, bất cập của nền kinh tế trong năm 2010, một năm sau khi gói hỗ trợ kinh tế kết thúc.

* Việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của chính phủ:

Với mục tiêu hàng đầu ổn định kinh tế và an sinh xã hội, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều công cụ thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ngay từ những tháng đầu năm. Mặc dù vậy, với những nguyên nhân khách quan đến từ thiên tai lũ lụt, cộng hưởng với giá vàng leo thang theo đà tăng của thế giới, giá USD trong nước cũng tăng vọt, đã khiến cho tình hình kiểm soát lạm phát trở nên khó khăn hơn. Chỉ số lạm phát kết thúc năm 2010 đã chính thức là hai chữ số (11,75%), cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong các nhóm hàng cấu thành chỉ số CPI, nhóm hàng hóa liên quan đến ăn uống là tăng nhiều nhất và người dân lao động nghèo, chiếm tỷ trọng trên 70% dân số Việt Nam, là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

* Vấn đề về nhập siêu:

Bên cạnh yếu tố về lạm phát, vấn đề nhập siêu cũng trở thành mối lo của nhiều nhà đầu tư bởi xu thế mất giá của VND, gây những áp lực lên cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của đất nước. Ngoài ra là những câu chuyện

nóng bỏng xoay quanh vấn đề lãi suất tăng cao, câu chuyện làm ăn không hiệu quả của Tập đoàn kinh tế nhà nước, điển hình là tập đoàn Vinashin mà hậu quả của nó sẽ còn kéo dài và tác động tiêu cực tới nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho TTCK.

* Bị đánh giá tụt hạng tín nhiệm :

Trong năm 2010 các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế liên tục có những hạ mức đánh giá tín nhiệm đối với Việt Nam. Đầu năm Moody’s đã đặt xếp hạng của Việt Nam dưới triển vọng tiêu cực. Ngày 29.07 Fitch quyết định hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam từ BB- xuống B+. Ngày 15.12 Moody’s Quyết định hạ một bậc tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Việt Nam từ Ba3 xuống B1. Đến ngày 23.12 Standard & Poor’s (S&P) lại hạ một bậc tín nhiệm ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ BB xuống BB- với triển vọng tiêu cực và mức tín nhiệm nội tệ từ BB+ xuống BB do mối quan ngại về các rủi ro đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn vẫn được giữ nguyên ở mức B. Không những thế các ngân hàng hàng đầu của Việt nam như: Vietcombank, ACB, Techcombank, SHB, BIDV, MB, VIB cũng bị Fitch hạ bậc tín nhiệm.

Bị hạ mức tín nhiệm đồng nghĩa với nhiều khó khăn hơn khi huy động vốn trên thị trường tài chính Quốc tế và phải trả mức lải suất cao hơn. Điều này cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế vĩ mô, niềm tin của các nhà đầu tư về triển vọng phát triển của nền kinh tế cũng như của TTCK suy giảm một cách nghiêm trọng. Tâm lý tích trữ vàng và USD trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư trở nên nghi ngờ đối với tính an toàn của hệ thống ngân hàng và tính hiệu quả của các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản,…Lạm phát đang ngày một gia tăng trong khi tất cả các thành phần kinh tế, từ ngân hàng, doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt. Ngân hàng lại bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất huy động mới đẩy lãi suất lên những mức cao mới. Chính vì điều này làm cho các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn về tài chính.

* Ám ảnh quỹ ngoại thoái vốn:

Vào tháng 6.2010 quỹ đầu tư VEIL do Dragon Capital quản lý đã bị ép thoái vốn ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Đây là lần thứ hai quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bị ép thoái vốn, sau sự kiện quỹ Indochina Capital năm 2009.

Việc thoái vốn của các quỹ có thâm niên trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ gây áp lực về nguồn cung mà còn phản ánh mức độ ngại rủi ro cũng như độ hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên hiện tượng thoái vốn đã không xảy ra và thực tế dòng vốn ngoại đã có một năm mua ròng kỷ lục, chỉ đứng sau thời kỳ bùng nổ năm 2007. Tổng giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong năm lại đạt mức kỷ lục 15.000 tỷ đồng và đóng vai trò dẫn dắt thị trường ở nhiều thời điểm.

* Ảnh hưởng bởi Thông tư 13 và 19:

Ngày 27/9/2010, Thông tư 19 sửa đổi Thông tư 13 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng được ban hành.

Thông tư 13 và Thông tư 19 là văn bản pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường chứng khoán trong năm 2010 khi được xem là tác nhân gây ra sự lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, giảm hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản... nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới.

Thông tư 19 sửa đổi Thông tư 13 đã có một số điều chỉnh kỹ thuật “thoáng” hơn nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn. Nhưng nó cũng tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán trong thời gian khá dài.

* Ảnh hưởng việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với đầu tư chứng khoán:

Thuế thu nhập từ chứng khoán bắt đầu thực hiện từ 1/1/2010, sau một năm hoãn để nhằm hỗ trợ thị trường sau khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái toàn cầu. Do còn lạ lẫm và cũng để dễ dàng trong hoạt động khấu trừ, nhiều người chọn cách nộp 0,1% trên giá trị chuyển nhượng từng lần, coi như dứt điểm việc đóng thuế sau mỗi lần bán ra, dù lời hay lỗ đi nữa. Trong khi đó, cách đóng 20% trên tổng lợi nhuận thu được, nếu lỗ sẽ được hoàn phần tạm trừ trong năm lại ít người chọn với lý do đầu tư không ai muốn vẽ ra kịch bản sẽ bị thua lỗ.

Khi khả năng sinh lợi trên thị trường ít đi, khoản phí này khiến nhiều người tiếc rẻ. Chưa tới mức thay đổi quyết định mua bán, song khoản phát sinh mới có trong năm nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư thận trọng hơn mỗi khi giao dịch. Một số chuyên gia còn cho rằng, tới thời điểm này, nếu được cơ quan thuế cho chọn lại, sẽ có nhiều người đăng ký nộp 20% để lấy lại những khoản tiền đã mất do đầu tư năm nay chủ yếu thua lỗ.

* Sự thiếu minh bạch của các công ty niêm yết ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư:

Trong vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết chưa thể hiện được tình hình thực tế của mình. Nhiều khi các doanh nghiệp niêm yết còn muốn che dấu thông tin để nhằm mục đích trục lợi cho một nhóm cổ đông nội bộ nào đó…

Dần dần nhà đầu tư cảm thấy mình bị đánh lừa, thế là niềm tin bị đánh mất. Từ đó họ không mặn mà với việc đầu tư dài hạn, đầu tư để hưởng lợi lâu dài tư kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà chỉ tham gia với tính chất lướt sóng ngắn hạn theo những tin đồn trong thời gian ngắn rồi lặp tức rút khỏi thị trường.

Khi nhà đầu tư tham gia thị trường hầu hết với tính chất lướt sóng ngắn hạn thì thị trường sẽ mang tính bất ổn cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2015 (Trang 43 - 47)