Hiện nay, BIDV HCMC chỉ thực hiện tài trợ xuất khẩu thông qua hình thức tài trợ vốn lưu động. Quy định cụ thể như sau:
a) Đối tượng vay: Các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu: nguyên nhiên vật liệu, các chi phí gián tiếp liên quan như thuế, phí, lệ phí... b) Phương thức vay: BIDV HCMC cho vay theo món đối với các khách hàng có quan
hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và áp dụng hình thức vay theo hạn mức đối với các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả
và có quan hệ tín dụng thường xuyên với BIDV HCMC.
c) Hạn mức vay: Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng, BIDV HCMC tính toán hạn mức vay phù hợp với nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
trong năm (hạn mức của từng khách hàng thay đổi theo từng thời điểm trong năm). Hạn mức vay đối với khách hàng tăng cao vào thời điểm mùa vụ và phải giảm trong các thời điểm khác bằng các biện pháp thích hợp (thu hồi nợ vay, xử lý tài sản bảo
đảm....)
d) Thời hạn vay: phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp vay để thu mua, dự trữ nguyên vật liệu khi chưa có hợp đồng ngoại thương: Thời hạn vay được căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Trường hợp doanh nghiệp vay để thu mua, dự trữ nguyên vật liệu khi đã có hợp đồng ngoại thương hoặc L/C: thời hạn vay được căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc L/C nhưng tối đa không quá 12 tháng.
e) Lãi suất vay:
- Áp dụng lãi suất ưu đãi (thường thấp hơn 0,5% - 1% so với vay thông thường – áp dụng cho cả vay VND và USD).
- Trên cơ sở cam kết của khách hàng về việc bán lại ngoại tệ cho BIDV HCMC và việc khách hàng sử dụng các dịch vụ của BIDV HCMC, hội đồng tín dụng BIDV HCMC sẽ
quyết định mức lãi suất vay tài trợ hàng xuất ưu đãi phù hợp.
- Mức lãi suất cụ thể được căn cứ vào tính khả thi của khoản vay như vay dự trữ nguyên liệu trước khi có hợp đồng, vay khi đã có hợp đồng, vay khi có L/C cũng như các điều kiện khác của khoản vay...
f) Nguồn vốn cho vay: BIDV HCMC chủđộng cân đối từ nguồn vốn huy động và sử
dụng hạn mức hỗ trợ ngắn hạn được hội sở chính thông báo hằng năm để thực hiện cho vay tài trợ hàng xuất. Trong từng thời điểm cụ thể, BIDV HCMC không cân đối
được nguồn vốn, hội sở chính sẽ xử lý cho vay món ngắn hạn theo cơ chếđiều hành vốn nội bộ hiện hành.
g) Mức vay: BIDV HCMC chỉ cho cho vay bổ sung phần vốn lưu động thiếu sau khi doanh nghiệp đã tận dụng hết nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động khác.
- Mức vay đối với từng khoản vay cụ thểđược xác định dựa trên các yếu tố như tính khả
thi của các điều kiện, điều khoản của hợp đồng ngoại thương hay L/C, tính khả thi của các hợp đồng đầu vào, mức độ tín nhiệm của khách hàng, uy tín của ngân hàng nước ngoài ...
- Đối với trường hợp vay dự trữ nguyên liệu trước khi có hợp đồng ngoại thương cần căn cứ vào định mức dự trữ nguyên vật liệu của quý trước, năm trước; doanh số xuất khẩu
năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh của quý, năm hiện tại; tình hình thị trường, hợp đồng mua bán nguyên vật liệu...
- Đối với trường hợp vay khi đã có hợp đồng ngoại thương hoặc L/C (chưa có bộ chứng từ hàng xuất hoàn chỉnh): tuỳ theo tiến độ sản xuất hàng hoá nhưng mức vay tối đa không quá 85% giá trị hợp đồng ngoại thương hoặc giá trị L/C.
h) Bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách khách hàng của của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
BIDV xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:
- Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên.
- Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5.
- Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại BIDV bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.
Các trường hợp khác:
Xếp loại khách hàng Chính sách về tài sản đảm bảo
AAA
Khách hàng được BIDV xem xét vay, bảo lãnh khi
đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 30%, AA
Khách hàng được BIDV xem xét vay, bảo lãnh khi
đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 20%, A
Khách hàng được BIDV xem xét vay, bảo lãnh khi
đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 50%. BBB
Khách hàng được BIDV xem xét vay, bảo lãnh khi
đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 70%. BB, B, CCC
Khách hàng được BIDV xem xét vay, bảo lãnh khi
đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%.
2.2.3 Hoạt động tài trợ nhập khẩu
Tương tự như tài trợ xuất khẩu, hiện nay, BIDV HCMC chỉ thực hiện tài trợ nhập khẩu thông qua hình thức tài trợ vốn lưu động. Quy định cụ thể như sau:
a) Mở L/C nhập khẩu trả ngay
Điều kiện để BIDV HCMC mở L/C:
- Doanh nghiệp phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ tín dụng.
- Hàng hóa nhập khẩu phải có giá cả hợp lý. Nếu mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu của nhà nước thì đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ
thương mại cấp.
- Về nguồn vốn thanh toán khi L/C đến hạn:
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể ký quỹ 100% hoặc ký quỹ một phần nhưng phải có tài sản đảm bảo cho số tiền thanh toán còn lại theo đúng chính sách khách hàng của BIDV HCMC.
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay tại BIDV HCMC : số tiền L/C phải nằm trong hạn mức tín dụng của doanh nghiệp tại BIDV HCMC.
Trên cơ sở thẩm định cụ thể, BIDV HCMC sẽ quyết định mức ký quỹ. b) Mở L/C nhập khẩu trả chậm:
BIDV HCMC thực hiện nghiệp vụ này tương tự như nghiệp vụ mở L/C trả ngay thanh toán bằng vốn vay. Khi thực hiện nghiệp vụ này thì BIDV HCMC sẽ thẩm
định kỹ về năng lực tài chính, uy tín của khách hàng, hiệu quả của phương án kinh doanh và số tiền L/C trả chậm phải nằm trong hạn mức tín dụng mà BIDV HCMC
đã cấp cho khách hàng.
2.2.4 Phân tích về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV HCMC 2.2.4.1 Các kết quảđạt được
Bảng 2.6: Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu so với dư nợ vay của BIDV HCMC:
Đơn vị tính: tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2010 (1) Dư nợ tài trợ XNK 517.53 891.70 267.19 332.47 (2) Tổng dư nợ 6,084.00 6,093.00 6,864.00 7,475.00
Tỷ trọng (1)/(2) 8.51% 14.63% 3.89% 4.45%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV HCMC
Bảng 2.7: Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu so với dư nợ vay doanh nghiệp
Đơn vị tính: tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2010
(1) Dư nợ tài trợ XNK 517.53 891.70 267.19 332.47
(2) Dư nợ khách hàng doanh nghiệp 5,738.00 5,938.00 6,633.00 7,222.00
Tỷ trọng (1)/(2) 9.02% 15.02% 4.03% 4.60%
Dư nợ tài trợ XNK cuối năm 2007 là 517.53 tỷ đồng, chiếm 8.51% tổng dư nợ và 9.02% dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp. Đến cuối năm 2008, tổng dư nợ, dư nợ
khách hàng doanh nghiệp và dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu đều tăng vượt bậc. Lúc này, dư nợ tài trợ XNK đạt 891.70 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14.63% trong tổng dư nợ và 15.02% dư nợ khách hàng doanh nghiệp - một con số tăng tương đối lớn. Tuy nhiên,
đến cuối năm 2009, dư nợ tài trợ XNK lại giảm một cách rõ rệt, chỉ đạt 267.19 tỷđồng với mức giảm là 10.04% so với năm 2008 và chỉ chiếm 4.03% dư nợ khách hàng doanh nghiệp, 3.89% tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc dư nợ XNK cũng như tổng dư nợ của BIDV HCMC tăng mạnh trong năm 2008 là do đây là giai đoạn mà giá nguyên vật liệu của tất cả các ngành hàng đều tăng cao, có những ngành hàng như sắt, thép, linh kiện, giấy… giá tăng hơn 2 lần, trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các doanh nghiệp
đều phải đảm bảo định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo quy định, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến mức vay ngân hàng của doanh nghiệp.
Mức tăng trưởng dư nợ tài trợ XNK của BIDV HCM luôn thấp hơn mức tăng trưởng dư
nợ nói chung cho thấy BIDV HCMC chưa có chiến lược trong hoạt động tài trợ XNK trong thời gian qua. Mặc dù số liệu dư nợ mang tính chất thời điểm nhưng xét trên phương diện tương đối, ta thấy trong các năm 2007, 2008, 2009, tài trợ XNK không là thế mạnh của BIDV HCMC.
2.2.4.2 Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV HCMC phân theo loại hình tài trợ
Bảng 2.8: Dư nợ tài trợ XNK phân theo loại hình tài trợ Đơn vị tính: tỷđồng 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tăng/ giảm 2008/2007 Tăng/ giảm 2009/2008
Chỉ tiêu Gía trị Tỷ lệ Gía trị Tỷ lệ Gía trị Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Dư nợ tài trợ xuất khẩu 86.08 16.63% 393.20 44.10% 156.90 58.72% 307.12 356.80% -236.30 -60.10% Dư nợ tài trợ nhập khẩu 431.45 83.37% 498.50 55.90% 110.29 41.28% 67.05 15.54% -388.21 -77.88% Tổng dư nợ XNK 517.53 100% 891.70 100% 267.19 100% 374.18 72.30% -624.51 -70.04%
Tỷ trọng của 2 loại hình sản phẩm thay đổi khá rõ rệt. dư nợ tài trợ xuất khẩu tăng dần qua các năm: cuối năm 2007: 16.63%; cuối năm 2008: 44.1%; cuối năm 2009: 58.72%. Ngược lại, dư nợ tài trợ nhập khẩu lại giảm dần: cuối năm 2007: 83.37%; cuối năm 2008: 55.90%; cuối năm 2009: 41.28%. Việc chuyển dịch cơ cấu này thể hiện sự chú trọng của BIDV HCMC trong chính sách thu hút khách hàng xuất khẩu.
- Dư nợ tài trợ nhập khẩu: chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ XNK của BIDV HCMC qua các năm (năm 2007: 83.37%; năm 2008: 55.9%; năm 2009: 41,28%). Xét về con số
tuyệt đối, với mức tăng là 67.05 tỷ đồng năm 2008 và giảm 338.21 tỷ đồng năm 2009 thì dư nợ tài trợ nhập khẩu tại BIDV HCMC tăng/giảm không đáng kể so với quy mô tổng dư nợ. Thực tế, trong năm 2008 và 2009, BIDV HCMC đã cho vay tài trợ nhập khẩu cho những lô hàng sắt thép, xăng dầu có giá trị khá lớn, mỗi hợp đồng ngoại thương có giá trị 10 đến 15 triệu USD (tương đương 190 tỷđến 285 tỷđồng/ mỗi hợp
đồng). Vì vậy, chỉ cần biến động tăng/ giảm của khi cho vay/ thu nợ một hợp đồng cũng
ảnh hưởng đến dư nợ cuối kỳ của ngân hàng.
- Dư nợ tài trợ xuất khẩu: Dư nợ tài trợ xuất khẩu cuối năm 2008 tăng mạnh (tăng 307.12 tỷ đồng) so với cuối năm 2007 (358%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, con số dư nợ
này giảm một cách đáng kể - giảm 236.30 tỷ đồng (giảm 60.10%). Điều này được giải thích là do đối với sản phẩm tài trợ xuất khẩu, số lượng khách hàng giao dịch tín dụng không nhiều và qua các năm không tăng thêm, chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, dệt may, gỗ, hóa chất… với kim ngạch xuất khẩu nhỏ. Các đối tượng khách hàng này có kế hoạch kinh doanh không thay đổi nhiều nên vòng quay vốn nhìn chung vẫn vậy. Mặc dù có chịu tác động từ môi trường bên ngoài nhưng các doanh nghiệp này vẫn giữđược các hợp đồng lâu năm. Vì vậy, cứđến chu kì kinh doanh, các doanh nghiệp lại có nhu cầu được tài trợ xuất khẩu và tất toán hợp đồng
đúng hạn. Có thể nói, tài trợ xuất khẩu không là lĩnh vực nổi trội và ổn định của BIDV HCMC, sự tăng/ giảm dư nợ phụ thuộc hoàn toàn vào những khách hàng thân thiết, truyền thống và có lịch sử giao dịch lâu năm.
Tính đến thời điểm 30/06/2010, BIDV HCMC đạt dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu là 332 tỷ đồng, chỉ chiếm 4,4% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh, giảm 513 tỷ đồng (tương
đương giảm 60,66%) so với cùng kỳ năm 2009, tăng 65,2 tỷ đồng (tương đương tăng 24,43%) so với đầu năm. Dư nợ vay XNK trong 6 tháng đầu năm tăng, mà chủ yếu vay xuất khẩu so với đầu năm là do hội sở chính đã ban hành chính sách lãi suất vay linh hoạt nhằm hỗ trợ cho vay hàng xuất khẩu có kỳ hạn vay đến 6 tháng. Chính sách này đã góp phần ổn định và giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường.
2.2.4.3 Dư nợ tài trợ XNK tại BIDV HCMC phân theo mặt hàng tài trợ
a) Dư nợ tài trợ xuất khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
Bảng 2.9: Dư nợ tài trợ xuất khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
Đơn vị tính: tỷđồng
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Chỉ tiêu Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng
Đồ gỗ 18.08 21.00% 43.31 11.01% 22.80 14.53%
Dệt may 33.63 39.07% 89.40 22.74% 24.90 15.87%
Thủy hải sản 12.06 14.01% 123.30 31.36% 79.70 50.80%
Hóa chất 12.30 14.29% 72.00 18.31% 14.70 9.37%
Khác (cao su, pin, giày da…) 10.01 11.63% 65.19 16.58% 14.80 9.43%
Tài trợ xuất khẩu 86.08 100.00% 393.20 100.00% 156.90 100.00%
- Đối với ngành đồ gỗ: Cuối năm 2007, dư nợ vay là 18.08 tỷđồng, chiếm 21% tổng dư
nợ tài trợ xuất khẩu. Cuối năm 2008, tăng 25.23 tỷđồng tương đương tăng 139.5% đạt mức 43.31 tỷ đồng. Đến cuối năm 2009, đạt mức 22.80 tỷ đồng, chiếm 14.53% trong tổng dư nợ tài trợ XK của BIDV HCMC. Như vậy, gỗ luôn chiếm một vị trí đáng quan tâm trong danh sách mặt hàng tài trợ xuất khẩu của BIDV HCMC.
BIDV HCMC tài trợ xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu với nguyên vật liệu chính là ván ép, gỗ thông. Trong năm 2008 với tình hình giá các nguyên vật liệu này tăng mạnh nên làm mức vay tăng tương ứng. Do thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV HCMC là Nhật, Ý – là các thị trường ổn định và đối tác là khách hàng có uy tín lâu năm nên tài trợ xuất khẩu gỗđược đánh giá là lĩnh vực an toàn và đem lại lợi nhuận ổn định cho BIDV HCMC.
- Đối với ngành dệt may: Qua các năm, 2007, 2008, 2009, tỷ trọng dư nợ tài trợ XK dệt may tại thời điểm cuối năm luôn giảm trong tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu của BIDV HCMC. Cuối năm 2007, dư nợ tài trợ XK ngành dệt may là 33.63 tỷđồng, chiếm
39.07.57% trong tổng dư nợ tài trợ XK. Cuối năm 2008, số dư là 89.4 tỷ đồng với tỷ
trọng 22.74%. Đến cuối năm 2009, tiếp tục giảm tỷ trọng xuống còn 15.87%, đạt mức 24.90 tỷđồng. Trong cuối năm 2008 và sang năm 2009, do nhu cầu cổ phần và sắp xếp các đơn vị trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, thành lập các pháp nhân mới là công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên dựa trên các công ty nhà nước cũ. Khi tách ra hoạt động với mô hình mới, doanh nghiệp thường không thỏa mãn điều kiện của BIDV HCMC, đặc biệt là không đáp ứng được tài sản đảm bảo nên tỷ trọng dư nợ của ngành dệt may giảm rõ rệt trong cơ cấu tài trợ xuất khẩu tại BIDV HCMC.
- Đối với ngành thủy hải sản: tại BIDV HCMC, các doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh