NHỮNG KIẾN NGHỊ Ở TẦM VĨ MÔ NHẰM GIA TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BID

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển (Trang 60 - 64)

- Đông và Tây Nam

2 Tiền gửi của dân cư

3.2 NHỮNG KIẾN NGHỊ Ở TẦM VĨ MÔ NHẰM GIA TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BID

TẠI BIDV

Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô:

- Kiểm soát được lạm phát: sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể không thực hiện được. Do vậy, việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

- Duy trì sự tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Viêt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó việc hoàn thiện môi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng không thể trì hoãn.

Trong thời gian quan, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng định hướng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và các cam kết nước ta đã ký khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng là một yêu cầu cấp bách. Đây là hai bộ luật có tính

nhạy cảm và phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng để sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nước ta cũng như các yêu cầu nước ta đã ký về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng khi gia nhập WTO. Đối với Luật Ngân hàng Nhà nước tập trung vào các vấn đề: địa vị pháp lý, vai trò, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN. Đối với Luật các Tổ chức tín dụng tập trung làm rõ 3 vấn đề: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; các định chế pháp lý nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; quản trị và điều hành các TCTD.

- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương, đến các Bộ, ngành có liên quan nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, trong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng thu hút vốn vào ngân hàng.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Chính phủ có thể thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bằng các biện pháp sau:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật, quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng theo hướng phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp.

Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thành phần của Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh toán không dùng tiền mặt.

Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán.Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA để đầu tư, nâng cấp, phát triển các hệ thống thanh toán.

3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

- Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, đặc biệt là các công cụ gián tiếp mà vai trò chủ đạo là nghiệp vụ thị trường mở.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trường và theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái. Giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trường ngoại hối. Phát triển mạnh thị trường ngoại hối và các thị trường tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trường và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trường tiền tệ.

Về cơ chế quản lý

- Phát huy vai trò của một NHTW, chủ yếu thực hiện chức năng ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán) và chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng, góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

- NHNN độc lập, tự chủ trong việc xây dựng, điều hành CSTT, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, xây dựng và điều hành CSTT trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân

hàng. Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này.

- Hoàn thiện và phát triển các hệ thống thanh toán để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro hệ thống và tăng cường hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)