Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen (Trang 29 - 31)

i. Dân số

Năm 2007, dân số Bến Lức là 131.964 người, nam chiếm 49,1% và nữ chiếm 50,9%. Dân cư phân bố tập trung các xã vùng phía Nam (giáp QL 1A), vùng phía Bắc chiếm diện tích 67,4% nhưng dân số chỉ chiếm 33,7% (phụ lục 1).

ii. Lao động

Năm 2007, dân số trong tuổi LĐ có việc làm là 75.846 LĐ chiếm 57,5% dân số

toàn huyện, nữ chiếm 51,6% (phụ lục 2), nguồn LĐ chủ yếu là trẻ.

Theo kết quả tổng điều tra nông lâm ngư nghiệp ngày 01/7/2006, tỉnh Long An LĐ qua đào tạo năm 2001 là 4,65% thì năm 2006 là 6,35%; so với năm 2001 trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật tăng từ 1,73% lên 2,3%, trình độ trung cấp tăng từ 1,70% lên 2,10% và trình độ đại học trở lên từ 0,54% lên 0,90%. Huyện Bến Lức tỷ lệ LĐ qua đào tạo là 10,4%. Như vậy, trình độ chuyên môn LĐ của tỉnh Long An còn ở mức rất thấp, chủ yếu là LĐ phổ thông.

iii. Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Theo Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Bến Lức, tỉnh Long

An thời kỳ 1998-2010’, của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Long An (trang 17-18), một số

công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng của huyện Bến Lức là:

Giao thông vận tải

QL 1A qua huyện Bến Lức với độ dài 14,5km, lòng đường rộng 13m. Chính phủ đã có kế hoạch mở rộng lòng đường QL 1A ra 64m ngang qua Bến Lức tạo điều kiện phát triển KT, giao lưu văn hóa giữa Long An với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL.

Hiện trạng cấp điện

Hiện tại, mạng lưới điện quốc gia đã đến các xã trong huyện Bến Lức.

Hiện trạng cấp nước

Huyện Bến Lức có mạng lưới cấp nước sạch của Công ty cấp nước Bến Lức đến từng hộ gia đình.

Bưu chính viễn thông

Bến Lức có tổng đài EWSD dung lượng hiện tại 656 số, đang sử dụng 652 số. Đường truyền dẫn đang sử dụng với 60 kênh liên lạc.

Y tế-giáo dục

- Y tế: Bến Lức có 17 cơ sở khám chữa bệnh, tổng số giường bệnh là 158.

- Giáo dục: Bến Lức có 40 trường học (24 trường tiểu học, 13 trường trung học

cơ sở, 3 trường phổ thông trung học).

iv. Khái quát về ngành nghề nông thôn tỉnh Long An

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An19 (2008), có 14.373 hộ

tham gia ngành nghề TTCN của Long An, với 32.454 LĐ và giá trị sản lượng là 737.825 triệu đồng (phụ lục 3).

Bến Lức có ngành nghề TTCN chủ yếu như SX rượu, dệt chiếu, dệt may, se nhang, mộc gia dụng, v.v, có 1.396 hộ tham gia ngành nghề TTCN (so với toàn tỉnh chiếm 9,7%), với 3.031 LĐ (so với toàn tỉnh chiếm 9,3%) và giá trị sản lượng là 39.310 triệu đồng (so với toàn tỉnh chiếm 5,3%) (phụ lục 4).

Nghề SX rượu thủ công của tỉnh Long An

Nghề SX rượu thủ công có 11/14 huyện thị của Long An, (phụ lục 5). Toàn tỉnh có 1.635 cơ sở SX rượu, thu hút 2.365 LĐ (bình quân 1,62 LĐ/cơ sở), giá trị sản lượng 35.965 triệu đồng/năm (chiếm gần 4,9% tổng giá trị sản lượng của ngành nghề TTCN của tỉnh), (phụ lục 3).

Bến Lức có 383 cơ sở SX rượu, thu hút 652 LĐ, giá trị sản lượng 9.008 triệu đồng (chiếm 25% giá trị sản lượng nghề SX rượu thủ công của tỉnh) (phụ lục 4).

19 UBND tỉnh Long An-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Long An đến năm 2020.

Nghề SX rượu xuất hiện từ năm 1946 ở ấp 1, xã Bình Đức, sau đó ở các xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức); xã Long Khê, Phước Vân (huyện Cần Đước), xã Phước Lý (huyện Cần Giuộc).

Có 203 cơ sở SX rượu ở 3 xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên (chiếm tỷ lệ 53,0% so với ngành nghề TTCN và chiếm 53% so với nghề SX rượu thủ công của toàn huyện), thu hút 332 LĐ

(chiếm tỷ lệ 53,0% LĐ so với ngành nghề TTCN, chiếm 50,9% LĐ so với nghề SX rượu thủ công của toàn huyện), giá trị sản lượng là 3.295 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 36,1% so với ngành nghề TTCN và chiếm 36,2% so với nghề SX rượu thủ công của toàn huyện) (phụ lục 4,6).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)