Thực trạng về sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam ”. pptx (Trang 43 - 60)

- Không kì hạn Có kì hạn

2.2.2. Thực trạng về sử dụng vốn.

Cho đến nay Sở giao dịch I vẫn hoạt động như một ngân hàng truyền thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như nhận gửi, cho vay và thanh toán. Nó chưa thực sự trở thành một ngân hàng hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được phần lớn là từ nghiệp vụ cho vay. Vì vậy tại Sở giao dịch I nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn.

Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý, Sở giao dịch I đã nỗ lực vươn lên đáp ứng nhu cầu vốn nhằm góp phần đẩy mạnh sản suất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Vốn tín dụng được chú ý cả đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều lĩnh vực kinh doanh được mở rộng và ngày càng phát triển .

Đối với doanh nghiệp nhà nước, Sở giao dịch I tập chung vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp có vị trí trọng điểm.

Đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chú ý đầu tư vào các ngành nghề truyền thống, ngành nghề sản suất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 doanh số cho vay của Sở giao dịch I đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2000 doanh số cho vay đạt 1.302.407 triệu đồng, năm 2001 doanh số cho vay đạt 1.592.843 triệu đồng tăng 290.436 triệu đồng, tăng 22.3% so với năm 2000. Năm 2002 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 2.117.807 triệu đồng ( tăng 32,9% so với năm 2001) tương ứng với 524.964. Từ năm 2001 đến 2002 Chính phủ đã chỉ đạo các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đi lên và tác động gián tiếp của chính sách đó là cho vay của ngân hàng tăng lên.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2000 2001 2002 Triệu đồng.

Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2000 cho vay ngắn hạn đạt 1.203.881, năm 2001 đạt 1.414.523 và sang năm 2002 đạt 1.961.327 tăng 546.804 triệu đồng so với năm 2001 chiếm tỷ trọng 92,61%. Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp và biến đổi không đều qua các năm. Năm 2000, doanh số cho vay trung và dài hạn của Sở là 98.526 triệu đồng, tỷ trọng 7,57%; năm 2001 cùng với sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh và sự nỗ lực cố gắng không nhỏ của cán bộ tín dụng lượng cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch đã tăng lên đáng kể cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối đạt 178.320 triệu đồng gấp 1,81 lần so với năm 2000, chiếm tỷ trọng là 11,2%. Tuy nhiên sang năm 2002 lượng cho vay trung và dài hạn giảm xuống còn 156.480 chiếm tỷ trọng 7,39%.

Doanh số thu nợ của Sở không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2000doanh số thu nợ đạt 1.056.363 triệu đồng; năm 2001 là 1.305.000 triệu đồng, tăng 23,54% so với năm 2000, năm 2002 là 1.631.885 triệu đồng tăng 25,04% so với năm 2001.

Doanh số thu nợ của Sở giao dịch I chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2000 là 959.190 triệu đồng chiếm tỷ tọng 90,8%. Sang năm 2001, doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.161.450 triệu đồng; năm 2002 là 1.631.855 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,53%. Có được kết quả như vậy là do Sở giao dịch I luôn chủ động nắm chắc các thởi điểm thu nợ, đó chính là khi vụ mùa kết thúc, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thu hồi được vốn, hoàn tất chu kỳ kinh doanh (doanh số thu nợ bình quân đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm hơn 70% tổng doanh số thu nợ).

Như vậy, hoạt động cho vay chủ yếu của Sở giao dịch I-NHNo&PTNT VN tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay hàng năm). Điều này phản ánh xu thế hiện nay của các ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì hoạt động cho vay trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro.

Hơn thế nữa, Sở giao dịch I là một bộ phận kinh doanh thuộc NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy lĩnh vực cho vay chủ yếu là cho vay nông nghiệp- một lĩnh vực chủ yếu là cho vay ngắn hạn.

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sử dụng vốn đến ngày 31/12/2002 như sau:

Chỉ số 1(năm 2002)= tổng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn= 688.472/6.117.000=0,112

Chỉ số 1(năm 2001)= tổng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn= 464.487/2.972.000=0,156

Chỉ số 1(năm 2000)= tổng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn= 392.490/2.254.034=0,174

Chỉ số 1 phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay. Trong năm 2000, cứ một đồng vốn huy động thì có 0,174 đồng đem đi cho vay, năm 2001 là 0,156, năm 2002 là 0,112. Thực tế tổng dư nợ năm 2002 cao hơn nhiều so với năm 2001 và 2000 nhưng do huy động vốn năm 2002 cao hơn rất nhiều so với năm 2001, 2000 do vậy chỉ số 1 năm 2002 thấp hơn so với năm 2000 và 2001.

Chỉ số 2(năm 2002)= doanh số cho vay/tổng nguồn vốn kinh doanh.

Chỉ số 2 phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay.

Qua phân tích trên ta thấy năm 2002 Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN đã nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh bằng cách tăng cường công tác cho vay.

Bảng 5: Huy động vốn và sử dụng vốn tại Sở giao dịch I qua 3 năm 2000 – 2002.

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 I. Nguồn vốn huy động 2.254.034 2.972.000 6.117.000 Từ dân cư 859.302 1.009.000 2.385.630 Từ các tổ chức kinh tế 1.394.732 1.963.000 3.784.370 II. Sử dụng vốn 1. Tổng dự nợ cho vay 392.490 464.487 688.472 a. Theo thời hạn: - Ngắn hạn 383.660 428.728 578.396 - Trung hạn và dài hạn 8.830 35.759 110.076 b. Theo TPKT: - DNNN 380.393 437.842 612.775 - DNNQD 6.638 3.254 13.769 - Hộ gia đình & cá thể 5.459 23.400 61.928

c. Theo loại tiền:

- VND 373.074 438.335 624.745

- Ngoại tệ 19.416 26.152 63.727

2.Nợ quá hạn 2.274 11.194 23.408

- Trung và dài hạn 225 616 1077 3. Kinh doanh ngoại tệ

- Tổng doanh số mua 16.000 34.816 111.816 - Tổng doanh số bán 69.400 40.052 116.052 - Tổng L/C mở 215 284 316 - Tổng L/C thanh toán 339 344 453 - KQKD 1. Tổng thu 170.785 160.819 244.819 2. Tổng chi 94.318 128.849 194.849 3. Lợi nhuận 76.467 31.970 49.970

(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của Sở giao dịch I năm 2000-2002).

2.2.2.1. Hoạt động kinh doanh.

Năm 2002, thu nhập từ các hoạt động tín dụng chiếm 35,6% tổng doanh thu, chủ yếu là thu lãi từ các khoản vay.

Thu nhập từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ chiếm 62,4% cho thấy dịch vụ của ngân hàng khá phát triển, chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Ngoài ra thu nhập từ các hoạt động đầu tư kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác đại lý chiếm 3% không nhiều nhưng có tiềm năng phát triển.

Chi phí cho việc huy động vốn chiếm 95,25% với khoản tiền trả lãi tiết kiệm chiếm 22,4%, tiền vay chiếm 63,9%. Chi phí dịch vụ thanh toán chiếm khoảng 0,23%. Chi cho cán bộ công nhân viên chiếm 2,3%.

Lợi nhuận hoạch toán năm 2001 là 31.970 triệu đồng, năm 2002 là 49.970 triệu đồng.

2.2.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2002, tỷ giá giữa VND và USD trên thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng tăng lên liên tục. Sở giao dịch I đã bám sát diễn biến tỷ giá trên thị trường để điều hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2000, doanh số mua ngoại tệ của Sở giao dịch I là 16 triệu USD, sang năm 2001 doanh số mua ngoại tệ đạt 34.816 triệu USD.

Năm 2002, tổng doanh số mua vào: 111.816 triệu USD so với năm 2001 tăng 77 triệu USD (+20%). Tổng doanh số bán ra: 116.02 triệu USD so với năm 2001 tăng 76 triệu USD (+195%). Như vậy năm 2002, hoạt động mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch I đã cơ bản đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời điểm khó khăn về ngoại tệ và góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của Sở giao dịch.

Trong điều kiện ngoại tệ khan hiếm và tỷ giá USD tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho xăng, dầu, hạn chế bán hỗ trợ cho các mặt hàng khác, Sở giao dịch I đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng dưới hình thức mua các loại ngoại tệ khác bằng đồng VN ( chủ yếu là EUR ) là bán lại để lấy USD bán hỗ trợ các chi nhánh. Do vậy, mua bán ngoại tệ về cơ bản đã phục vụ nhu cầu thanh toán của toàn bộ hệ thống.

Nghiệp vụ mua bán các ngoại tệ mạnh khác ( bước đầu mới tập trung chủ yếu mua bán 3 loại ngoại tệ mạnh là đồng EUR, GBP, JPY) thực hiện thường xuyên hơn.

Thực hiện văn bản 901/NHNo-03 ngày 12/4/2001 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ưu đãi tài trợ xuất khẩu mua USD đối ứng có hiệu quả, số lượng ngoại tệ mua được từ các chi nhánh tăng lên, đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, khả năng tự cân đối

ngoại tệ trong hệ thống còn tất hạn chế, chủ yếu còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.

2.2.2.3. Dịch vụ thanh toán

Số lượng mở là 345 L/C với doanh số 53 triệu USD thanh toán 513 L/C trị giá 57 triệu USD, các hoạt động khác như chuyển tiền đi 214 món trị giá 8.650.000 USD. Các hình thức dịch vụ khác như chuyển tiền kiều hối chưa có tạ Sở giao dịch I mà mới chỉ được áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Như vây các hình thức dịch vụ thanh toán của Sở giao dịch I còn hạn chế. Tuy nhiên, nghiệp vụ thanh toán L/C của Sở giao dịch I là bước tiến trong tương lai.

2.2.2.4. Hoạt động cho vay

Trong 3 năm qua, Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của NHNo & PTNT VN, Sở giao dịch I đã thực hiện các hướng chính trong hoạt động tín dụng là:

Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển nông thôn, kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo bù đắp chi phí.

Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khả thi cao.

Từ năm 2000 đến năm 2002, doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Sở giao dịch I có xu hướng tăng do vậy dư nợ tăng. Dư nợ năm 2001 là 464.487 triệu đồng tăng 71.997 triệu đồng so với năm 2000. Trong năm 2002 hoạt động tiếp thị

của Sở giao dịch I đã thu hút được các khách hàng mới như: Tổng công ty xây dựng nhà, Tổng công ty phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ...mở tài khoản và vay vốn tại Sở giao dịch I; đồng thời Sở giao dịch I cũng tạo được mối quan hệ gắn bó với các khách hàng chủ lực như: Công ty vật tư nông sản, Tổng công ty chăn nuôi, Tổng công ty Kim khí Hà Nội. Các hoạt động trên đã làm tăng đáng kể doanh số cho vay của Sở giao dịch I, và do đó làm tăng dư nợ của Sở. Năm 2002, dư nợ của Sở giao dịch I đạt 688.472 triệu đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng và là bước khởi sắc trong hoạt động đầu tư tín dụng của Sở giao dịch I – NHNo&PTNT Việt Nam.

Cũng trong bảng 4 ta thấy: dư nợ của Sở giao dịch I chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Năm 2000 dư nợ ngắn hạn là 383.660 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 97,73 %. Năm 2001 doanh số cho vay tăng do vậy dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên đạt 428.728 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,3 %.

Năm 2002, dư nợ ngắn hạn của Sở giao dịch I là 578.396 triệu đồng và có tỷ trọng là 84,01 % tăng 149.668 triệu đồng so với năm 2001, nhưng do dư nợ trung và dài hạn tăng lên nên dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng 84,01 % trong tổng dư nợ.

Cùng với việc tăng lên của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung và dài hạn cũng tăng lên đáng kể. Trong năm 2000 dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt 8.830 triệu đồng, sang năm 2001 đã tăng mạnh đạt 35.759 triệu đồng tăng 404,97% so với năm 2000. Năm 2002 dư nợ trung và dài hạn đạt 110.076 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,99 % trên tổng dư nợ.

Đơn vị: triệu đồng Để có thể thấy được thực trạng tín dụng tại Sở giao dịch I - NHNo&PT

NT Việt Nam một cách rõ hơn, chúng ta xem xét cơ cấu đầu tư tín dụng của Sở giao dịch I theo thành phần kinh tế:

Bảng 6: Cơ cấu đầu tư tín dụng của Sở giao dịch I theo thành phần kinh tế. Triệu đồng. 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Tổng dư nợ 1. DNNN 2. DNNQD 3. Hộ gia đình và cá thể 392.490 380.393 6.638 5.459 100 96,91 1,69 1,40 464.487 437.842 3.245 23.400 100 94,26 0,69 5,05 688.472 612.775 13.769 61.928 100 89 1,99 9,01

( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I năm 2000-2002)

Theo những số liệu trên, ta thấy được dư nợ của Sở giao dịch I tập trung chủ yếu ở khu vực DNNN. Năm 2000, Dư nợ DNNN là 380.393 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ chiếm 96,91%, năm 2001 Dư nợ DNNN đạt 437.843 triệu đồng tăng 57.449 triệu đồng, tỷ trọng là 94,26%. Năm 2002 dơ nợ đạt 612.775 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ 89%. Như vậy dư nợ DNNN tăng lên đáng kể qua 3 năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ năm 2001 giảm so với năm 2000, năm 2002 giảm so với năm 2000, 2001 do dư nợ DNNQD có xu hướng tăng lên.

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2000 2001 2002 Đơn vị: triệu đồng. Biểu đồ phản ánh tình hình Dư nợ các dnnqd 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2000 2001 2002 Đơn vị: triệu đồng

Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì năm 2000 dư nợ là 6.638 triệu đồng, năm 2001 dư nợ là 3.254 giảm so với năm 2000. Năm 2002, Sở giao dịch I tích cực tìm kiếm những phương án kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi để đầu tư do vậy đã thu hút được các DNNQD như: Công ty TNHH Âu lạc

Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Pháp Việt, Công ty TNHH Cát Lâm.., do vậy sang năm 2002 dư nợ DNNQD đã tăng mạnh đạt 13.769 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,99 % trên tổng dư nợ. Dư nợ hộ gia đình và cá thể 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2000 2001 2002 Đơn vị: triệu đồng.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình cho vay, các ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt động tín dụng có lãi, lãi vừa phải đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Điều này rất khó thực hiện, đòi hỏi ngân hàng trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và điều quan trọng là phải xác định khách hàng vay vốn với mục đích gì? Sử dụng như thế nào? Các rủi ro nào có thể dự đoán trước? Đó chính là cơ sở để ngân hàng thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn, còn doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Hiện nay, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của các ngân hàng thương mại. Do vậy, đối mặt với các khoản nợ ngắn hạn là một bất lợi lớn đối với mỗi

Một phần của tài liệu Đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam ”. pptx (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)