Các cơ hội đầu tư, phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách cổ tức của các Công ty thủy sản niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 78 - 81)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2Các cơ hội đầu tư, phát triển

Chu kỳ sống của một doanh nghiệp luôn bao gồm bốn giai đoạn:

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu về lượng tiền mặt của doanh nghiệp là khác nhau. Về mặt lý thuyết, chỉ giai đoạn phát triển là giai đoạn mà doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư và phát triển nhất do đó cần phát huy tối đa chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để có thể giữ lại lợi nhuận - nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhất – dùng cho tái đầu tư mở rộng.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc xác định ranh giới của bốn giai đoạn trên là không đơn giản. Mặt khác, nếu đã là một công ty đang hoạt động liên tục, không có dấu hiệu phá sản thì chu kỳ sống trên chỉ được coi là đơn nhất, còn toàn bộ chu kỳ sống của một doanh nghiệp thông thường bao gồm rất nhiều chu kỳ phát triển nối tiếp, gối đầu nhau:

Vì thế khi xây dựng các chính sách chi trả cổ tức cũng như vận dụng các phương thức chi trả cổ tức, doanh nghiệp niêm yết nói chung và các công ty thủy sản niêm yết trên Hose nói riêng, cần lưu ý đến:

- Nhu cầu luồng tiền của đơn vị bình quân (có thể xác định qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ hằng năm của đơn vị).

- Vị thế của công ty trên thị trường nói chung và so với các đối thủ cùng ngành nói riêng. Nếu vị thế này cao, chứng tỏ các nhà đầu tư sẵn sàng chờ một mức cổ tức cao hơn hoặc lãi vốn trong tương lai và doanh nghiệp có thể mạnh dạn quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức không cao hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Ngược lại, nếu công ty được đánh giá là tốc độ tăng trưởng không cao, lợi nhuận tương lai kỳ vọng mang lại khó bù đắp những rủi ro, trượt giá, thuế thu nhập cá nhân sẽ phải đóng, ..., thì việc chỉ nhận cổ tức bằng cổ phiếu trong dài hạn mà không nhận được bất kỳ một khoản thu nhập “thực” nào sẽ khiến cho các cổ đông không đủ động lực để kiên nhẫn chờ đợi và bán ra những cổ phiếu đang nắm giữ để lựa chọn những cổ phiếu khác mang lại thu nhập nhanh hơn, tốt hơn.

- Mặt khác, với một thị trường chứng khoán vừa phát triển như ở nước ta, việc tạo động lực cho tất cả các nhà đầu tư tham gia là rất quan trọng, không phân biệt ngắn hay dài hạn. Do đó, trừ khi công ty đang trong giai đoạn thịnh vượng – phát triển mạnh, đang cần huy động rất nhiều vốn, nếu

không, nên chỉ trả cổ tức một phần bằng tiền mặt (có thể là thấp) và một phần bằng cổ phiếu.

3.2.3 Một số yếu tố khác.

Ngoài ra, để hoạch định một chính sách cổ tức phù hợp với đặc thù của từng công ty, Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty thủy sản niêm yết trên Hose còn phải lưu ý tới một số các khía cạnh khác như:

3.2.3.1 Chủ trương về sựổn định lợi nhuận của công ty.

Quyết định chi trả cổ tức bao giờ cũng phụ thuộc vào mức thu nhập, tỷ lệ chi trả và tỷ lệ giữ lại để tái đầu tư. Vì thế, một công ty có thu nhập ổn định thường sẽ có khả năng chi trả cổ tức ổn định. Mặc dù hiện nay, việc đánh giá một công ty không hoàn toàn phụ thuộc vào mức cổ tức mà công ty đó chi trả nhưng một sụt giảm trong cổ tức vẫn thường bị xem là dấu hiệu xấu. Xét dưới góc độ cổ đông, các nhà đầu tư dài hạn thường sẵn sàng chấp nhận việc công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hơn là chia cổ tức nếu như mức lợi nhuận mà công ty đạt được do tái đầu tư cao hơn mức lợi nhuận mà chính các nhà đầu tư có thể đạt được nếu tự đầu tư ở nơi khác. Thế nhưng về phía công ty, một khi đã sử dụng phần lợi nhuận giữ lại này để tái đầu tư thì bao giờ cũng phải chấp nhận rủi ro đầu tư, nghĩa là mức lợi nhuận thu về từ dự án đầu tư mới không cao như kỳ vọng ban đầu. Vì thế đòi hỏi công ty cũng cần phải dự tính trước nhằm chủ động trong việc hoạch định luồng tiền và lập kế hoạch chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu, ít nhất là duy trì như cũ.

3.2.3.2 Việc kiểm soát công ty.

Lợi nhuận tích lũy lớn luôn tạo thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Nếu công ty chi trả cổ tức cao, lợi nhuận tích lũy ít, buộc phải vay hoặc phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn, sẽ đặt công ty trong tình trạng có khả năng thay đổi quyền kiểm soát do có sự thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của công ty. Để duy trì tỷ lệ nắm giữ và khả năng kiểm soát hiện tại, các nhà quản lý của công ty phải mua thêm

một phần tương ứng với tỷ lệ nắm giữ trong tổng số lượng cổ phiếu phát hành thêm.

3.2.3.3 Nội bộ công ty.

Chính sách cổ tức là một trong những động lực để người lao động quyết định góp vốn và trở thành chủ nhân thực sự của công ty. Tình hình kinh doanh tốt, khả năng phát triển cao, tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định là những yếu tố giúp người lao động lạc quan, hăng say làm việc, gắn bó với đơn vị. Thúc đẩy công ty ngày càng phát triển vững mạnh, giá trị công ty tăng thể hiện qua sự tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong điều kiện đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng do họ có thể hưởng khoản lãi vốn do cổ phiếu đang tăng giá. Nhưng ngược lại, khi nội bộ công ty đang có sự sắp xếp, thay đổi nhân sự thì phương thức chi trả cổ tức cần phải xem xét lại, nếu không sẽ dẫn đến những kết quả ngược lại, làm giá cổ phiếu sụt giảm kéo theo giá trị thị trường của doanh nghiệp giảm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách cổ tức của các Công ty thủy sản niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 78 - 81)