6. Điểm nổi bật của luận văn
2.2.2.3 Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi NH ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình tín dụng hiện nay tại ACB như sau:
Bước Thời gian Công việc cụ thể Nhân viên
phụ trách
1 KH có nhu cầu vay vốn
- Nhân viên ACB tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn
- Thẩm định sơ bộ về mục đích vay, thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo, ... - RA/ CA/ PFC 2 Sau khi KH đã cung cấp đầy đủ hồ sơ Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: - Thẩm định tài sản đảm bảo - Thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, ... - A/A - CO/ CA 3 Thu thập đầy đủ chứng từ
Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho KH
- CO/ CA/ PFC 4 Khi KH có nhu cầu rút vốn - Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo)
- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân
- LDO - LA
5 Sau khi KH rút vốn
Thường xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay
- Nhắc nợ
- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay, ...
- RA - CA - PFC - LA
Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi KH có nhu cầu vay vốn
sẽ liên hệ với ACB trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ được hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này được thực hiện bởi nhân viên quan hệ khách hàng (RA) đối với KHDN hoặc nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)/ nhân viên phân tích tín dụng (CA) đối với KHCN.
Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ KH, nhân viên CO (nhân viên phân tích tín dụng doanh nghiệp)/PFC/CA sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) - tại Công ty định giá Á Châu – hoặc định giá tài sản thế chấp tại chi nhánh nếu nằm trong hạn mức cho phép, để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. Và nhân viên CO/CA cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của KH bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của KH kể cả với tổ chức tín dụng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của KH, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của KH thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do KH cung cấp.
Quyết định cho vay và thông báo cho KH: Sau khi hoàn tất tất cả các thủ
tục, nhân viên CA/CO sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Nhân viên quản lý hồ sơ vay (LA) sẽ là người thông báo bằng văn bản cho KH kết quả xét duyệt này.
Hoàn tất thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng, giải ngân
Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định.
LA lập hợp đồng tín dụng, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện của BTD đưa ra, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân. Tạo tài khoản vay và giải ngân khi KH có nhu cầu. Sau đó, lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ
Sau khi đã giải ngân cho KH, CA/RA/PFC/LA sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của KH thông qua màn hình TCBS, hiện nay ACB đang triển khai nhắc nợ tập trung đối với khu vực TPHCM cho khách hàng cá nhân.
CA/RA/PFC thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn. Nếu phát hiện KH sử dụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thường thì phải báo cáo và đề xuất hướng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi, ... tùy theo nhu cầu của KH
và tùy vào những quy định của ACB mà nhân viên có hướng xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.