Cấu trúc Cell và tần số

Một phần của tài liệu Cấu trúc mạng gsm (Trang 35 - 38)

Hệ thống vô tuyến trong GSM làm việc trong một băng tần hẹp, dải tần GSM cơ bản từ 890 -960 MHz. Băng tần này được chia làm hai phần :

• Băng tần lên (Uplink Band): với dải tần từ 890-915 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm di động tới hệ thống trạm gốc.

• Băng tần xuống (Downlink Band): với dải tần từ 935-960 MHz cho các kênh vô tuyến từ hệ thống trạm gốc tới các trạm di động.

Băng tần của hệ thống GSM cơ bản được chia thành hai băng sóng, mỗi băng có độ rộng 25 MHz bao gồm 124 sóng mang. Do vậy khoảng cách giữa các kênh (khoảng cách giữa hai tần số sóng mang của hai kênh liền nhau) là 200 KHz. Mỗi kênh sử dụng hai tần số riêng biệt: một dùng cho truyền từ trạm di động và một cho truyền từ MS. Các kênh này được gọi là

kênh song công, khoảng cách giữa hai tần số nói trên được gọi là cự ly song công (Duplex distance). Cự ly này không đổi và bằng 45 MHz. Kênh vô tuyến này mang 8 khe thời gian TDMA và mỗi khe thời gian là một kênh vật lý trao đổi thông tin giữa mạng và trạm di động MS.

Vùng mạng PLMN được chia thành nhiều cell vô tuyến nhỏ có bán kính từ 350m đến 35 Km. Kích thước thực tế của các cell phụ thuộc vào địa hình và lưu lượng thông tin.

Mỗi cell vô tuyến tương ứng với một trạm thu phát gốc BTS. Tuỳ theo cấu tạo của anten mà ta phân loại BTS khác nhau. BTS liên lạc vô tuyến với tất cả các máy thuê bao di động MS có mặt trong cell. Hình dạng của các cell phụ thuộc vào kiểu anten và công suất ra của từng trạm BTS.

Omni cell:

Cell này sử dụng anten vô hướng phát đẳng hướng, hình tròn trên biểu thị vùng phủ sóng của anten này, đường biên tương ứng với quĩ tích các đỉêm có cùng cự ly đến vị trí mà tại đó cường độ tín hiệu đã suy giảm đến giá trị tối thiểu yêu cầu của máy thu (độ nhạy máy thu).

Cell kiểu này được quy hoạch cho vùng có mật độ thấp.

Cell split phase 0 :

Các cell được tượng trưng bằng các hình lục giác, sử dụng ba cell cho một site. Site này dùng anten định hưóng để tạo ra 3 sector theo 3 hướng khác nhau, mỗi hướng tương ứng với một cell. Góc phương vị của các anten hướng cực đại cách nhau 120 độ. Mỗi cell sử dụng anten phát có độ rộng rộng nửa công suất phát là 60 độ và 2 anten thu phân tập cũng có độ rộng như vậy.

Cell split phase 1:

Cell này được phát triển từ phase 0 bằng cách đặt ở mỗi cell ban đầu 1 site sector. Mỗi site này chia nhỏ cell đó thành 3 cell mới. Như vậy số cell mới =3* số cell cũ.

Cell này dùng cho vùng có mật độ rất cao.

Cellular network:

Mạng sẽ sử dụng rất nhiều cell tùy theo vùng có mật độ thấp hay cao mà người ta lựa chọn các kiểu cell.

Để sử dụng triệt để băng tần trong GSM cần phải sử dụng lại tần số: băng tần sẵn có được chia thành 124 tần số song công, các tần số này được chia thành các nhóm tần số, nhóm tần số này được ấn định cho một vùng nào đó bao gồm nhiều trạm BTS. Cùng mẫu tần số này có thể đem áp dụng cho vùng bên cạnh mà không gây ra hiện tượng nhiễu giao thoa đồng kênh khi đạt được khoảng cách đủ lớn giữa hai trạm BTS sử dụng chung một tần số. Do vậy, tuỳ vào anten là vô hướng hay định hướng mà ta có mẫu sử dụng lại tần số khác nhau. Nhờ việc sử dụng lại tần số ta có thể tăng dung lượng cho toàn mạng.

Thực tế sử dụng cell ở VMS

VMS sử dụng Cell split Phase 0, sử dụng mẫu sử dụng lại tần số 4/12. Nhóm các tần số A1 B1 C1 D1 A2 B2 C2 D2 A3 B3 C3 D3 Các kênh 84 96 108 120 85 97 109 121 86 98 110 122 87 99 111 123 88 100 112 124 89 101 113 90 102 114 91 103 115 92 104 116 93 105 117 94 106 118 95 107 119

5. Cấu hình truyền dẫn mạng MobiFone (trang sau) 6. Sơ đồ kết nối trung tâm I

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO...1

1. Sự phát triển của các dịch vụ tế bào...1

2. Cấu trúc cơ bản của mạng tế bào...2

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP KÊNH TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG...5

1. Kỹ thuật ghép kênh (Multiplexing)...5

2. FDMA...5

3. TDMA...6

4. CDMA...7

5. So sánh các công nghệ FDMA, TDMA với CDMA ứng dụng trong thông tin di động tế bào...11

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AMPS...15

1. Giới thiệu chung...15

2. So sánh một số các thông số giữa các hệ thống analog...16

CHƯƠNG IV: CẤU TRÚC MẠNG GSM...17

1. Cấu trúc mạng GSM...17 2. Hệ thống GSM...18 2.1. Hệ thống con chuyển mạch (SS)...19 2.2. Trạm di dộng (MS)...20 2.3. Hệ thống con BSS...21 2.4. Hệ thống khai thác và hỗ trợ (OSS)...22

3. Cấu trúc địa lý của mạng...23

4. Mô hình tham chiếu OSI...24

5. Các đặc trưng của GSM...26

CHƯƠNG V: MẠNG VMS - MOBIFONE...30

1. Khái quát chung...30

2. Chương trình phát triển dịch vụ hệ thống thông tin di động...31

3. Các dịch vụ giá trị gia tăng hiện đang được cung cấp cho thuê bao MobiFone và Mobicard...32

Một phần của tài liệu Cấu trúc mạng gsm (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w