Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện phú lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 136 - 139)

1. Khái niệm hộ

3.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày cầng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Khoa học kỹ thuật là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại.

Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi. Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: lúa, ngô năng suất cao, lợn hướng nạc và vịt siêu chứng..). Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế nông dân

huyện Phú Lương và vùng đồi núi. Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tiền đề, là yếu tố quyết định năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm. Cần cải tiến khâu chọn tạo và làm giống. Tăng cường đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động khuyết nông trong vùng đặc biệt là áp dụng khuyến nông tự nguyện. Phổ biến rộng khắp tới các hộ nông dân hệ thống canh tác khoa học, phù hợp như hệ thống canh tác trên đất dốc, hệ thống canh tác nông, lâm kết hợp. Trong chăn nuôi cần chú ý phổ biến tới các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh trong hộ nông dân, giúp hộ nông dân nắm bắt được những nhu cầu của thị trường một các kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ.

Cần có chính sách hỗ trợ ưu đãi tín dụng trong việc triển khai những quy trình kỹ thuật mới đối với một số loại cây trồng vật nuôi ở vùng dồi núi. Thực tế điều tra kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương cho thấy tỷ lệ lao động được tập huấn kỹ thuật còn thấp. Để phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời hội nhập phải coi trọng các biện pháp sau:

- Tổ chức tốt các hoạt động khuyên nông, truyền bá tri thức, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Với địa vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các hộ tự lựa chọn và quyết định phương án sản xuất và tự chịu trách nhiệm kết quả sản xuất của mình, nhiều hộ ngày càng có nhu cầu hiểu biết kỹ thuật sản xuất mới như tiến bộ canh tác trên đất đồi dốc, kỹ thuật trồng cây ăn quả, cây dài ngày, trồng rừng. Cần chuyển giao quy trình tới từng hộ nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời giúp cho nông dân nắm được các thông tin về thị trường, giá cả nông sản phẩm để nông dân quyết định cơ cấu sản xuất của mình. Xây dựng mô hình trình diễn và làm điểm cho từng vùng, từng thôn bản, để tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các

viện nghiên cứu, trại thực nghiệm, các tổ chức khuyến nông cấp trên đến các hộ nông dân.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chủ trang trại. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với vùng đồi núi, các tài liệu hướng dẫn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được phổ biến rộng rãi nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn hơn.

- Mở rộng hệ thống dịch vụ nhất là dịch vụ khoa học kỹ thuật để cung cấp vật tư và hướng dẫn đồng bào sản xuất, qua đó tận mua, trao đổi sản phẩm cho đồng bào, như hướng dẫn đồng bào dùng phân bón, cải tạo đất, bảo vệ thực vật, trồng lúa nước và chăn nuôi trong chuồng, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ít người đang có tập quán sản xuất truyền thống.

- Đưa giống lúa cạn có năng suất cao, thông qua các tổ chức đào tạo cán bộ, những nông hộ có năng lực, trình độ làm công tác khuyến nông tại chỗ. Qua các tổ chức đoàn thể, chính quyền vận động nông dân thực hiện các biện pháp "gom vốn" để hỗ trợ vật tư đắt tiền cho sản xuất cũng như làm cầu nối trung gian với thị trường.

- Củng cố, xây dựng, bổ sung cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhất là giao thông, điện thắp sáng trong các vùng sâu của huyện.

- Hướng dẫn nông dân làm kinh tế vườn, hướng kinh tế vườn vào sản xuất hàng hoá, tổng kết những mô hình tốt ngay trên buôn, xã để nông dân rút kinh nghiệm làm theo, từ đó nhân rộng cho các hộ khác. Đối với những hộ nông dân có điều kiện nên hướng họ phát triển kinh tế trang trại.

- Cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất ngành chăn nuôi của các nông hộ đem lại hiệu quả kinh

tế cao, nhất là chăn nuôi đại gia súc đang rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện phú lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)