Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh nghệ an (Trang 31)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.

thách thức, trong đó có thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ tích cực, đa số các mặt hàng nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước và quốc tế, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập quốc dân và nhất là đến đời sống dân cư Việt Nam. Tìm hiểu những quy định của WTO và dựa trên những cam kết liên quan đến nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá đúng sức cạnh tranh hiện tại và tương lai của từng mặt hàng nông sản, có những hỗ trợ phù hợp đang thực sự là vấn đề khó khăn nhưng vô cùng cần thiết đối với Việt Nam trên “sân chơi” của WTO.

Thực hiện chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, Việt Nam đã phát huy lợi thế sẵn có của một số mặt hàng nông sản, tạo ra những mặt hàng có năng lực sản xuất lớn sức cạnh tranh cao và kim ngạch xuất khẩu xếp hạng cao trên thế giới như: hồ tiêu đứng thứ nhất, gạo và điều đứng thứ 2, chè và thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2001- 2006 tăng 14,97%/ năm.

Nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 80 nước trên thế giới, hầu hết là các nước thành viên WTO. Châu Á là thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam, sau đó là Châu Âu và Bắc Mỹ.

Gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán tất cả các nội dung liên quan đến nông nghiệp, cam kết điều chỉnh các chính sách trong nước cho phù hợp với quy định của WTO, cam kết mở cửa thị trường, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giảm thuế hàng nông sản, không trợ cấp xuất khẩu nông sản. Lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với sự cạnh tranh quá mạnh của các nền sản xuất lớn trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp nông nghiệp còn quá yếu, do nhiều nguyên nhân: nền nông nghiệp Việt Nam đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ

bé, manh mún, năng suất, chất lượng nông sản chưa cao; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hạn hẹp về tài chính, thiết bị và công nghệ lạc hậu, chưa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất và kinh doanh; vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu sản xuất. Khi gia nhập WTO, mặc dù Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử với các thành viên trong WTO, nhưng rào cản Quốc tế chưa phải là hết, thậm chí còn có những rào cản càng lớn hơn trước như: rào cản về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm; rào cản chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại …

Trong điều kiện mới, khi đã có những cam kết với WTO, việc lựa chọn những biện pháp hỗ trợ cho hàng nông sản Việt Nam ở cả thị trường trong nước, trong khu vực và thị trường Quốc tế cần phải triệt để tận dụng những ưu đãi đã dành được trong quá trình đàm phán; đồng thời tuân thủ những quy định khắt khe của WTO về các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, chính quyền các cấp và thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp hàng nông sản Việt Nam vượt qua được rào cản thương mại của thị trường thế giới. Đồng thời tạo môi trường trong nước nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam bằng cách tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để hàng nông sản có chất lượng cao.

1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam

1.1.5.1Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nằm trong khu vực và liền kề với biên giới nước ta, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị như nước ta, nhưng họ đã lựa chọn được những bước đi và những giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nông thôn phù hợp và đã thu được những kết quả vượt bậc từ 1950 đến nay. Khi mới giành độc lập Trung Quốc cũng là một nước có xuất phát

điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, dân số đông nhất thế giới, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người 900 m2, thấp hơn nước ta.

Quá trình tìm kiếm con đường đi lên CNH, HĐH cho nền kinh tế của Trung Quốc cũng hết sức gian truân và đã phải trả giá. Do kiên trì đường lối phát triển nên cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được những thành công ban đầu về hoạch định chính sách và đường lối phát triển kinh tế nông thôn bằng Nghị quyết hội nghị TW3 khoá XI tháng 12 năm 1978. Một trong những quyết sách đó là khoán hộ trong sản xuất nông nghiệp.

Khoán hộ là một cơ chế tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp kiểu mới nhằm giải phóng các yếu tố sản xuất, khuyến khích lợi ích vật chất của nông dân, đổi mới hoạt động kinh doanh của các công xã nhân dân và các xí nghiệp Quốc doanh nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc.

Chủ trương khoán hộ đã được nông dân thực hiện ở quy mô làng xã, đến năm 1978 được mở rộng đến quy mô tỉnh. Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và đi vào sản xuất hàng hoá mang tính chuyên sâu và ngày càng lớn.

Cơ chế khoán hộ đã góp phần đưa nền nông nghiệp Trung Quốc thoát khỏi trì trệ, sa sút kéo dài hơn 30 năm kể từ khi giành được độc lập, đã hoàn sinh cho cuộc sống của nông dân và góp phần tích luỹ nông thôn cả nước, là cơ sở kinh tế xã hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, phát triển sản xuất hàng hoá và bền vững.

Từ đó, Trung Quốc xác định để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn phục vụ CNH, HĐH đất nước cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, phải phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo được an toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Thứ hai, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp,

bảo quản, chế biến, xuất khẩu nông sản hàng hoá, vừa thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

Thứ ba, thực hiện nhất quán cơ chế thị trường ở nông thôn có sự quản ý của nhà nước trong việc dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các lao vụ khác, đồng thời còn tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua các tổ chức kinh tế tập thể (HTX), thôn, xã, nhà nước và một bộ phận nhỏ do nông dân tự nguyện lập ra trên các vùng nông thôn Trung quốc.

Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn để dẫn đường các cơ cấu kinh tế địa phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này.

1.1.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tuy nằm trong vùng Đông Á, song Nhật Bản lại có điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội lúc xuất phát khá giống nước ta. Người dân Nhật Bản nổi tiếng là cần cù, chịu khó và rất thông minh sáng tạo, nhưng trước đây họ vẫn phải chấp nhận chế độ khẩu phần lương thực, thực phẩm do Mỹ cung cấp. Có thể nói đây cũng là một tình cảnh chung của các nước Châu Á trước khi bước vào thời kỳ phát triển. Mặc dù vậy nhân dân Nhật Bản đã vượt lên nhanh chóng và trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Có thể nói Chính phủ Nhật Bản đã sớm tìm ra được hướng đi và lựa chọn bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành nông nghiệp. Ngay từ những năm 50, trong chính sách khôi phục kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã coi nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng là quan trọng hàng đầu. Trong đó trọng tâm là thực hiện an toàn lương thực, thực phẩm và phát triển tổng hợp các cây, con khác. Vì vậy, đến đầu thập kỷ 80, nông nghiệp Nhật Bản không những sản xuất đủ ăn mà còn dự trữ được 6 triệu tấn nông sản.

Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình xây dựng vùng nông nghiệp đặc thù và chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở tự nguyện của nông dân trong vùng. Đồng thời bằng tiềm lực kinh tế to lớn, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện tốt chính sách trợ giúp nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Với quan điểm coi phát triển thị trường nông thôn là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nên Chính phủ đã đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh. Đồng thời giao cho chính quyền địa phương xây dựng các hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và chủ trương cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng.

Sản xuất nông nghiệp ổn định đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong khu vực nông thôn. Đồng thời, Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề tại các hộ gia đình, các làng, xã có ngành nghề truyền thống. Các tổ chức sản xuất này đều hướng vào hàng hoá tinh, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Từ các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn Nhật Bản rút ra bài học kinh nghiệm là: khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá trong các nông trại theo quy luật kinh tế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ. Đồng thời bằng tiềm lực kinh tế có được, Chính phủ hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất và chế biến nông sản hàng hoá, và thực hiện rộng rãi mô hình hệ thống công nghiệp ba tầng nông thôn thành các khu vực sản xuất công nghiệp vệ tinh và thực hiện đô thị hoá nông thôn.

1.1.5.3.Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một nước nằm trong khu vực với nước ta, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha. Đến nay đã trở thành một nước phát triển trong khu vực mặc dù hàng chục năm trước Thái Lan cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan đã xác định quan điểm nông thôn là xương sống của đất nước, Chính phủ đã chấp nhận những giải pháp đặc biệt để giải quyết tình hình tụt hậu của nông nghiệp đất nước trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích chiến lược CNH đất nước là đồng thời phát triển cả công nghiệp nông thôn để thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Do thay đổi chính sách phát triển kinh tế nên các tiềm năng trong nông nghiệp bắt đầu phát huy tác dụng và đạt được những kết quả rất đáng kể sau một thời gian. Đến nay, nông sản hàng hoá của Thái Lan đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, có những mặt hàng xuất khẩu xếp thứ 2, thứ 3 trên toàn thế giới.

Qua quá trình CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Thái Lan đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo sản xuất lương thực.

- Đầu tư kịp thời chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác với bên ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro cho nông dân, giữ được chữ tín với khách hàng.

Qua các kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát:

Một là, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các nước đều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở để ổn định đời sống xã hội và tích luỹ bước đầu cho công nghiệp.

Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước đã từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn.

Ba là, kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển khi mọi thành phầm kinh tế trong khu vực hướng vào sản xuất hàng hoá, trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp.

Bốn là, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước cho thấy, vốn đầu tư là quá trình then chốt của phát triển, do đó Chính phủ các nước có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân.

Năm là, để thực hiện đô thị hoá nông thôn, các nước còn chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho nông dân không chỉ có thu nhập ngày càng cao mà còn tạo dựng cuộc sống văn hoá xã hội và môi trường văn minh.

1.1.5.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại Việt Nam

Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua nền nông nghiệp Việt Nam đã chuyển đổi cơ bản thành công từ một nền nông nghiệp lạc hậu, truyền thống, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá và phát triển toàn diện. Thực hiện công cuộc đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra những bước chuyển biến quan trọng cũng như cơ hội và thách thức mới về cục diện nông nghiệp, nông thôn. Những thành tựu nổi bật đó là:

- Sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất, bảo đảm an toàn lương thực ở tầm Quốc gia. Từ một nước phải nhập khẩu 70- 80 vạn tấn lương thực, từ năm 1990 đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân và phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của cả nước và từng vùng địa phương phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả

nước. Trong năm 2007 cơ cấu các ngành kinh tế trong nông thôn được chuyển dịch hợp lý, Nông- Lâm- Thuỷ sản chiếm 55%, Công nghiệp- Dịch vụ chiếm 45%. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm 68%, chăn nuôi 26% và dịch vụ 6%

- Trong trồng trọt đã chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, phát triển các loại cây đặc sản phù hợp với điều kiện, tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Hình thành một số vùng chuyên môn hoá tập trung ở một số vùng miền như cây cà phê, cao su, mía đường, cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau đậu thực phẩm…

- Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 8 - 10%. Phát triển các loại gia súc gia cầm sản xuất hàng hoá theo hướng hình thành quy mô tập trung hình thức trang trại,

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh nghệ an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)