Tình hình khai thác ốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi pila polita tại đắc lắc (Trang 25 - 27)

Đăk Lăk là khu vực có mạng lưới sông suối tương ñối dày ñặc, nhiều hồ chứa và hồ tự nhiên. Nguồn lợi tự nhiên về thủy sản ở ñây tương ñối phong phú, có nhiều tiềm năng ñể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Ốc nhồi phân bố nhiều nơi ở tỉnh Đăk Lăk như: Ea Soup, Krông Ana, Lăk, Krông Năng.... Ốc thường phân bố ở ruộng trũng, ao, hồ chứa và hồ tự

nhiên và ven bờ của các kênh, mương, suối, sông. Trước ñây, sản lượng khai thác ốc nhồi là rất lớn. Riêng ở khu vực huyện Krông Ana mỗi ngày khai thác ñược trung bình từ 500kg ñến 600kg. Tuy nhiên, thời gian gần ñây do nhu cầu thị trường tăng mạnh nên sản lượng ốc nhồi ñã giảm sụt nghiêm trọng, mỗi ngày ở khu vực này chỉ khai thác ñược trung bình từ 10kg ñến 20kg vào mùa mưa, còn mùa khô thì sản lượng còn thấp hơn nhiều. Sự phân bố của ốc nhồi trong tỉnh Đăk Lăk cũng dần bị thu hẹp chỉ ñược tìm thấy ở một số ao, hồ, bàu như hồ Quỳnh Ngọc, bàu Cabin, bàu Nước xanh, bàu Eo ñờn thuộc huyện Krông Ana, hồ Lăk thuộc huyện Lăk, hồ Easoup thuộc huyện Easoup.

Vì vậy, việc nghiên cứu ñể tìm các giải pháp bảo vệ và phục hồi quần thể ốc nhồi, kết hợp với khai thác hợp lý ñể ñáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng là việc làm rất cần thiết. Để thực hiện ñược những nhiệm vụ trên, trước hết cần phải tiến hành nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của ốc nhồi, làm cơ sở cho việc thử nghiệm sinh sản và nuôi thương phẩm loài ốc nhồi.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi pila polita tại đắc lắc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)