Công ty xây dựng và phát triển nông thôn là một doanh nghiệp trẻ nhưng công ty đã cố gắng để hoà nhịp với quỹ đạo nền kinh tế nói chung và các đơn vị trong ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Với số vốn đầu tư ít, máy móc trang thiết bị dùng cho sản xuất chưa nhiều, kinh nghiệm hoạt động trên thương trường còn nhiều hạn chế song công ty đã đạt được những thành tích cơ bản đáng kể là sản lượng xây lắp ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng lớn, nhiều hợp đồng được ký kết. Những thành tích mà công ty đạt được đã chứng tỏ được năng lực và sự cố gắng vượt bậc của toàn công ty: Đội ngũ lãnh đạo phối hợp chặt chẽ với các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên. công ty luôn có những định hướng đúng đắn về yêu cầu mục đích, nhiệm vụ trong quản ký tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán phù hợp với đặc điểm chung của ngành. Bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn không ngừng tiếp thu tận dụng những kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cao.
Về bộ máy quản lý: Công ty đã tổ chức bộ máy tương đối hợp lý, các
phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát kỹ thuật, quản lý kinh tế, khoa học phù hợp điều kiện hiện nay với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng tài vụ của công ty được bố trí hợp lý
chặt chẽ, các công việc được phân công một cách rõ ràng cụ thể phù hợp với yêu cầu từng bộ phận. Đội ngũ kế toán có năng lực trình độ, nhiệt tình trung thực có
nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán, xứng đáng là cánh tay đắc lực cho bộ máy quản lý công ty. Tuy chưa có những hướng dẫn quy định cụ thể rõ ràng về chế độ kế toán mới song bộ máy kế toán của công ty đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào điều kiện cụ thể của công ty.
Về hệ thống sổ sách chứng từ kế toán: Phòng tài vụ công ty đã xây
dựng sổ sáchvới cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với yêu cầu, mục đích chế độ kế toán đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty và đối tượng liên quan khác. phòng tài vụ công ty đã áp dụng hình thức CT – GS thống nhất với quy định của tổng công ty đã tận dụng được những ưu điểm của hình thức kế toán này là dễ ghi chép mẫu sổ đơn giản, thuận lợi cho việc cơ giới hoá công tác kế toán.
Là đơn vị kinh doanh xây lắp nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn ( 70%) giá thành sản phẩm xây dựng, là yếu tố trực tiếp cấu thành nên giá thành và thực thể sản phẩm nên việc tổ chức, giám sát, quản lý, hạch toán vật liệu ở công ty là rất cần thiết. Công ty dẫ đạt được một số ưu điểm như sau:
+ Tổ chức tốt hệ thống chứng từ liên quan đến nhập xuất vật liệu.
+ Nhìn chung sử dụng các TK để phản ánh tình hình nhập xuất vật liệu phù hợp với quy định chung.
+ Tuân thủ nguyên tắc đánh giá vật liệu theo giá vốn thực tế của vật liệu. + Trình tự tập hợp phân loại chứng từ, ghỉ kế toán khá hợp lý và khoa học.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
+ Kế toán công ty sử dụng TK 1362 để hạch toán nghiệp vụ ứng tiền cho các đội là chưa hợp lý bởi vì đội không phải đơn vị hạch toán độc lập, không có tổ chức kế toán riêng( Mặc dù ở mỗi đội đều có một kế toán nhưng họ chỉ làm nhiệm vụ thu thập chứng từ và xử lý ban đầu ). Vì thế công ty không nên sử dụng TK1362 để hạch toán cho nghiệp vụ ứng tiền cho các đội xây dựng. Cụ thể thay vì sử dụng TK1362 công ty nên sử dụng TK141 “ tạm ứng” và hạch toán như sau:
Nợ TK141( Chi tiết cho từng đơn vị nhận tạm ứng) Có TK 111,112,...
Thay vì hạch toán:
Nợ TK 1362( Chi tiết cho từngđơn vị nhận tạm ứng) Có TK 111,112,...
Khi hoàn ứng các công trình cho các công ty nên hạch toán: NợTK152: Vật liệu mua cho thi công.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào Có TK141: Hoàn ứng chi phí
Thay vì khi hoàn ứng chi phí công ty hạch toán: Nợ TK 152
Nợ TK1331 Có TK 1362
Công ty nên hạch toán theo sơ đồ sau:
TK111,112, ... TK141 TK152 TK621ứng (1) (2) (4) TK1331 (3) Chú thích:
(1) Ứng cho đội bằng tiền. (2) Hoàn ứng chi phí về vật liệu. (3) Thuế GTGT đầu vào.
(4) Xuất vật liệu cho thi công.
Ngoài ra việc theo dõi hạch toán nguyên vật liệu là một phần hành rất quan trọng mà trong đó chủ yếu là việc theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật liệu thông qua TK152 và tập hợp chi phí tính giá thành công trình qua TK 621. Nhưng trên thực tế công ty không mở sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu theo chỉ
tiêu NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu... vì thế việc quản lý công tác kế toán vật liệu tại công ty chưa được rõ ràng và cụ thể. Công ty nên mở sổ cái TK 152 theo mẫu sau:
Hiện nay tại công ty quy định một tháng các kế toán đội gửi chứng từ lên phòng kế toán một lần vào cuối tháng vì thế công tác kế toán thường thực hiện vào những ngày cuối tháng làm cho công việc rất dồn dập vào cuối tháng nhất là kế toán vật liệu. Để phân phối công việc một cách hợp lý và việc lập báo cáo kế toán kịp thời hơn đông thời cũng tránh xảy ra sai sót công ty nên quy định việc chuyển chứng từ từ các đội xây dựng nên công ty theo định kỳ từ 10 –15 ngày 1 lần. Đồng thời công ty cũng nên giám sát chặt chẽ hơn đối với công tác này vì hiện nay việc tập hợp chứng từ gửi lên phòng tài vụ của công ty chưa được khẩn trương và nghiêm túc theo đúng quy định.
KẾT LUẬN.
Kế toán vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong công tác kế toán ở các đơn vị sản xuất. Không những kế toán vật liệu là một trong những yếu tố để tính chính xác đầy đủ giá thành sản phẩm mà còn là một điều kiện để quản lý được chặt chẽ một bộ phận tài sản lưu động của đơn vị.
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn đã hiểu rõ được vai trò của vật liệu và hạch toán vật liệu. Tuy nhiên để kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế góp phần quyết định cho sự phát triển chung của toàn công ty thì công ty cần kiện toàn và tổ chức kế toán một cách chính xác khoa học đảm bảo đúng chế độ kế toán ban hành theo quy định của BTC.
Sau một thời gian thực tập tại công ty thấy được những mặt mạnh cũng như những hạn chế của công tác kế toán vật liệu em đã mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến đóng góp hy vọng góp một phần nhỏ để hoàn thiện hơn công tác kế toán vật liệu của công ty.
Sinh viên thực hiện. Lê Thị Hoài Thanh