Nguyên nhân do thị trường chứng khoán giảm mạnh, đây là rủi ro mang tính hệ thống nên không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn (Trang 64 - 66)

III NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ĐẦU TƯ CỦA SSI TRONG THỜI GIAN QUA

Nguyên nhân do thị trường chứng khoán giảm mạnh, đây là rủi ro mang tính hệ thống nên không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục

tính hệ thống nên không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Để không bị ảnh hưởng thì công ty chỉ còn cách cơ cấu lại danh mục và giữ tiền mặt tại những thời điểm như thế này.

2 Hạn chế trong đầu tư xét theo các nghiệp vụ

2.1 Nghiệp vụ môi giới

Năm 2008, thị phần môi giới của SSI tuy dẫn đầu thị trường với khoảng 14,5% nhưng đã có sự giảm mạnh về tỷ lệ so với năm trước.

Bảng 8: Doanh thu từ hoạt động môi giới của SSI so với các công ty khác

CTCK 2005(%) 2006(%) 2007(%) 2008 SSI 18,6 19,09 20.3 14.5 TSC 6,20 7 7,7 4.8 BSC 17.09 18.87 18.96 Dưới 4% BVSC 20,3 21,4 21,65 7.9 Nguyên nhân

Trong thời gian qua các công ty chứng khoán liên tục được thành lập. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 100 công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động. Lượng công ty chứng khoán đông đảo làm tăng sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, phí dịch vụ và làm ảnh hưởng đến thị phần của SSI mặc dù có sự gia tăng về lượng tài khoản giao dịch.

Tự doanh chứng khoán của công ty có sự giảm sút trong năm 2008. Phản ứng với khủng hoảng của công ty còn chưa nhanh trong đầu tư cổ phiếu trong tình trạng thị trường đi xuống.

Nguyên nhân:

Phần lớn tự doanh đầu tư vào cổ phiếu của công ty đều bị lỗ nặng. Phần lợi nhuận công ty có được là do công ty mua trái phiếu trên thị trường khi các nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều

2.3 Đầu tư vào nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

Doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của SSI còn chưa cao, đóng góp một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.

Nguyên nhân:

Tổng giá trị Các công ty phát hành chứng khoán của Việt Nam còn chưa cao, thị phần của SSI trong bảo lãnh phát hành cũng chưa nhiều so với toàn bộ lượng phát hành của các công ty chứng khoán khác trên thị trường.

2.4 Đầu tư vào nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Cũng giống như nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, doanh thu từ nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của SSI cũng không cao. Doanh thu này chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.

Nguyên nhân:

Lượng khách hàng có nhu cầu tư vấn đầu tư tại Việt Nam còn chưa cao, Tổng giá trị giao dịch cũng không nhiều. Khi doanh thu từ hoạt động này có dấu hiệu tăng trong năm 2007 thì sang năm 2008 lại bị giảm sút mạnh do thị trường chứng khoán đi xuống.

2.5 Đầu tư vào nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Giống như nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của SSI cũng có doanh thu không cao và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu.

Nguyên nhân:

Quy mô thị trường nhỏ cả về số lượng các công ty và giá trị vốn hóa thị trường các công ty.

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w