Đầu tư vào giao thông đường bộ đô thị.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

2.Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

2.2.3.2. Đầu tư vào giao thông đường bộ đô thị.

Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam ngày càng nhanh vì vậy để có thể đáp ứng được nhu đầu đi lại ngày càng cao của cư dân đô thị cũng như theo kịp tốc độ phát triển của các đô thị lớn thì đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị cần phải đi trước một bước.Xuất phát từ thực tiễn đúng đắn và được sự ưu tiên của chính phủ thì hàng năm nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng tăng đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh, Đà

Nẵng…Cứ mỗi một khu đô thị mới mọc lên thì nhà nước cũng tập trung phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở khu vực đó.

Bảng 2.11: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị

Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008

VĐT Tỷ đồng 1161.72 1234.33 1310.1 1392.2 1479.9 1568.2 Tốc độ tăng

hàng năm

% 0 6.25 6.14 6.27 6.3 5.97

Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ tài chính

Vốn đầu tư hàng năm của NSNN tập trung vào giải quyết tình trạng xuống cấp của bề mặt đường, tình trạng ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến và đặc biệt là tình trạng tắc đường tại các nút giao thông mỗi khi vào giờ cao điểm ở các nút giao thông chính.Trong giai đoạn từ năm 2003- 2008 với tổng vốn đầu tư là 8146.45 tỷ đồng nhà nước đã cùng với các nguồn vốn khác tiến hành triển khai nhiều dự án nhóm A nhăm nâng cao năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.

Một số dự án giao thông đô thị đã hoàn thành như cầu vượt ở nút giao thông Ngã tư Sở, xây dựng đường Kim Liên mới…Đã làm giảm đáng kể tình trạng tắc đường ở các nút giao thông trọng điểm.Một số dự án đang tiến hành triển khai như dự án cầu Nhật Tân với tổng mức đầu tư 5338 tỷ đồng được huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước, dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được triển khai trong 4 năm từ 2005-2009 với tổng mức đầu tư 170 triệu USD bao gồm xây dựng các tuyến vành đai như tuyến vành đai cầu thành trì- đoạn phía nam vành đai 3, xây dựng các nút giao thông…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w