Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 35 - 41)

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

1.3Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.

Tình hình:

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế thời gian qua đã dịch chuyển theo hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển hạ tầng cơ sở và lĩnh vực xã hội, thể hiện ở các mặt:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 1991-2000 ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương 5,9 tỷ đô la, chiếm tỷ trọng là 10,37%. Và giai đoạn 5 năm 1996-2000 đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.Nguồn vốn Ngân sách đã có tăng đáng kể cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, các nguồn vốn khác như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn các chương trình Quốc gia (chương trình 327, 773..),..Ngoài ra, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã xuất hiện trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Cơ cấu đầu tư phân bổ cho các ngành giai đoạn 1991-2000(%)

1991-1995 1996-2000 1991-2000

Tổng số 100 100 100

Trong đó:

- Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm

nghiệp, Thuỷ sản 8,5 11,41

- Công nghiệp 38,42 43,76 41,85

- Giao thông, Bưu điện, 14,03 15,76 15,14

- Khoa học Công nghệ 0,24 0,39 0,34

- Giáo dục đào tạo 1,71 2,10 1,96

- Y tế xã hội 0,87 1,52 1,29

- Văn hoá thể thao 1,09 1,22 1,17

Nguồn:www.mpi.gov.vn/strategy.aspx?Lang=4&mabai=105

Tốc độ tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp bình quân giai đoạn này là 21,15%, trong đó 5 năm 1991-1995 tăng bình quân là 21%, 5 năm 1996-2000 tăng bình quân là 22%.

Vốn đầu tư phát triển cho các ngành công nghiệp cả thời kỳ 1991-2000 khoảng 264 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương 23,8 tỷ đô la, chiếm 41,85% vốn đầu tư 10 năm. Tỷ trọng vốn ngành công nghiệp tăng đáng kể, thời kỳ 1991-1995 chỉ chiểm 38,4%, nhưng thời kỳ 1996-2000 không có năm nào dưới 40%, do đó cả thời kỳ tỷ trọng này đã tăng lên 43,76%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 25,8%; trong đó 5 năm 1991-1995 tăng bình quân 42,5%, 5 năm 1996-2000 tăng bình quân 11,1%. Tuy thời kỳ 1996-2000 tốc độ tăng không cao hơn thời kỳ trước, nhưng lại giữ được tỷ trọng cao hơn 5 năm trước, nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất so với tất cả các ngành. Trong tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp, cho các ngành công nghiệp chế biến khoảng 30%.

Vốn đầu tư phát triển cho hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc cả thời kỳ 1991-2000 là 95,5 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương khoảng 8,6 tỷ đô la, chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 23,7%, trong đó 5 năm 1991-1995 tăng bình quân 42,9%, thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 7,1%.

Vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá trong 10 năm 1991-2000 gần 30 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương 2,7 tỷ đô la, chiếm tỷ trọng 4,76% tổng vốn đầu tư phát triển (5 năm 1991-1995 tỷ trọng là 3,91%, 5 năm 1996-2000 tỷ trọng là 5,23%); tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong 10 năm là 19,8%, trong đó 5 năm 1991-1995 là 25,6% và 5 năm 1996-2000 là 14,2%.

Bảng số liệu chi tiết cơ cấu đầu tư theo ngành 2000-2005

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tên ngành 2000 2002 2003 2004 2005

1 TỔNG SỐ 151183 199105 231616 275000 335000

2 Nông nghiệp và lâm nghiệp

17218 14529 16533 19700 24000

3 Thuỷ sản 3715 2919 3043 3600 4400

4 Công nghiệp khai thác mỏ

9588 7923 10981 13100 16000

5 Công nghiệp chế biến 29172 45102 49431 59300 72200 6 Sản xuất và pp điện,

nước, khí đốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16938 20834 24091 28300 34500

7 Xây dựng 3563 10435 11140 13100 16000

8 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ

3035 11900 14290 17000 20700

9 Khách sạn, nhà hàng 4453 3827 4095 4800 5900

thông tin liên lạc 11 Tài chính tín dụng 1303 1114 1920 2200 2700 12 Hoạt động khoa học và công nghệ 1883 692 1117 1300 1600 13 GD và ĐT 6084 5851 6891 8200 10000 14 Hoạt động kinh doanh tài sản, DVTV 4031 2598 3490 4000 4900 15 Y tế và cứu trợ XH 2323 3190 4231 5000 6100 16 QLNN và ANQP 3914 3475 4819 5600 6800

17 Văn hoá, thể thao 2812 3014 4152 4900 6000

Nguồn: NIÊN GIÁM 2005 - Tổng cục thống kê

Thành tựu đạt được:

Nông nghiệp liên tục tăng qua các năm và từng bước đóng góp đáng kể vào tổng GDP của toàn xã hội. Từ một nước gặp khó khăn về lương thực (những năm trước đổi mới) vậy mà hiện nay không những chúng ta đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản(trở thành nước xuất khẩu gạo,cà phê.. thứ 2 trên thới giới,thứ nhất về tiêu, hạt điều...),đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp,từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa sản xuất. Đây là một trong những thành tựu rất lớn của ngành nông nghiệp.

Công nghiệp ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế. Giá trị sản xuất của khu vực CN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành và trong tương lai con số này có xu hướng gia tăng. Yêu cầu phát triển các ngành then chốt; trọng điểm; nền tảng như điện; xây dựng cơ bản; xi măng; vật liệu xây dựng; hàng tiêu dùng... đã thu được những thành tựu khá to lớn: nhiều nhà máy điện, cơ khí đã được xây dựng, vật liệu xây dựng đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Ngành dịch vụ của nước ta mới được hình thành từ sau khi đỏi mới nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:đã xuất hiện các thị trường tài chính ngân hàng,thị trường lao động, thị trường bất động sản ,thị trường thông tin

Cơ cấu ngành dịch vụ ở Việt Nam khá đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng, tiêp thị, nghiên cứu thị trường... đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng... chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5%. Bên cạnh đó dịch vụ chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Chi phí của các ngành dịch vụ như viễn thông, cảng biển, vận tải... ở nước ta hiện nay đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn 40-50%,...).

Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành cũng bộc lộ nhiều hạn chế:

- Trong nông nghiệp chúng ta chú trọng vào thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của ngành) và một số yếu tố khác nhằm đạt mục tiêu tăng sản lượng lương thực, ít chú ý đầu tư nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như khoa học công nghệ mới, giống cây con công nghệ chế biến nông sản, mạng lưới cơ sở hạ tầng nông nghiệp.

- Chủ trương chung là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, nhưng thực tế chưa đầu tư đúng mức theo hướng này, chưa có biện pháp hữu hiệu để phát triển khu vực kinh tế trang trại và xây dựng hợp tác xã kiểu mới,các vùng thâm canh, chuyên canh. Mặt khác tình trạng phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch tổng thể chung của từng vùng,địa phương, không có sự hướng dẫn của các chuyên gia, từ đó dẫn đến tình trạng cung vượt cầu,luôn

gặp phải tình trạng “được m ùa rớt giá” và ngược lại, làm cho người nông dân thiệt hại rất lớn khi sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ.

Tình trạng thất thoát vốn trong nông nghiệp đang diễn ra ngay càng phổ biến hơn khiến vốn ưu đãi của nước không thực sự đến được với nông dân. Vốn đầu tư hiện nay vào ngành nông nghiệp vẫn chủ yếu là vốn nhà nước và lại là vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy thủ tục rườm rà trong việc cho vay vốn đã ngăn cản không ít người dân vay được vốn. Hiện nay chỉ có 40% nông dân và hộ gia đình được đáp ứng nhu cầu về vốn vay. Đồng thời việc vay vốn ngân hàng cũng làm cho gánh nặng trả vốn và trả lãi của người dân nặng nề hơn. (có đến 70% nông dân đang gặp khó khăn trong vấn đề thủ tục rườm rà của các ngân hàng).

- Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp còn thấp, chỉ trên dưới 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chưa đủ để phát triển ngành. Cơ cấu đầu tư của các ngành công nghiệp cũng như tỷ trọng vốn tham gia của các thành phần kinh tế chưa thực sự hướng tới một nền kinh tế thị trường, mang tính cạnh tranh quyết liệt. Trình độ công nghệ nói chung là lạc hậu. Hầu hết các cơ sở công nghiệp địa phương đều nằm trong tình trạng máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lỗi thời. Hiện tượng đầu tư theo phong trào hoặc theo lợi nhuận trước mắt rất phổ biến và kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư, gây khó khăn cho nền kinh tế trong việc xử lý hậu quả.

- Do dự báo không chính xác, đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất mà không chú ý đến đầu ra sản phẩm nên đã dẫn đến việc đầu tư tập trung vào một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu có khả năng thanh toán, điển hình là sản xuất sắt thép, xi măng, lắp ráp ô tô, rượu bia, chế biến đường ăn... Chưa chú trọng đầu tư phát triển ngành cơ khí, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo, đặc biệt là chế tạo máy công cụ, máy nông nghiệp, máy chế biến nông sản.

- Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả .Điều đáng quan tâm là trong thời gian vừa qua đầu tư chưa tập trung dứt điểm, kể cả với một số công trình trọng điểm của Nhà nước. Vấn đề bố trí đầu tư dàn trải, kéo dài tiến độ của các công trình dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đã xảy ra ở hầu khắp các Bộ, ngành và địa phương. Mặc dù chúng ta đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế việc đầu tư dàn trải, nhưng mức độ giảm chưa được nhiều: năm 1997 có khoảng 6000 dự án, năm 1998 còn khoảng 5000 dự án, năm1999 vẫn còn gần 4000 dự án được đầu tư băng nguồn ngân sách; nhiều dự án đầu tư kéo dài hơn so với tiến độ được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 35 - 41)