Mạng tại phòng thí nghiệm viễn thông

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dịch vụ tên miền trong hệ thống mạng máy tính (Trang 60)

Mô hình mạng viễn thông

Mô hình hoá mạng máy tính tại phòng thí nghiệm miêu tả nh− sau :

DNS Server đ−ợc xây dựng để quản trị thiết bị trong phòng thí nghiệm và là một phần trong chức năng quản trị mạng.

Trong phòng thí nghiệm Viễn thông máy IBM Server đ−ợc kết nối Hub 24/Switch trên cổng 4X và đ−ợc định địa chỉ IP cố định là :10.10.1.204 t−ơng ứng với địa chỉ tên miền : Syslabcomunication.com, tất cả các Client trong phòng cũng đ−ợc kết nối trên Hub 24 cổng. Và Hub 24 cũng dùng để kết nối mạng trong phòng ra mạng Internet thông qua bộ định tuyến (Router và bộ chuyển đổi Modem). Và còn một số cổng của Hub đ−ợc kết nối tới các mạng LAN khác trong phòng thông qua bộ chuyển mạch Switch. Tuy nhiên trong phòng viễn thông hiện tại ch−a thực hiện chức năng kết nối ra mạng Internet

Về nguyên lý hoạt động của IBM Server đ−ợc miêu tả nh− sau:

+ Có hai cách truy cập là khi một máy khách (Client) muốn truy cập vào máy IBM Server. : Gõ địa chỉ IP, hoặc dùng địa chỉ tên miền để truy cập. khi đó Router tự động quay số để kết nối truy cập vào IBM Server.

+ IBM Server cò có khả năng cấp phát địa chỉ IP động và địa chỉ IP tĩnh:

- Cấp phát địa chỉ IP động : Trong máy chủ IBM Server đ−ợc cung cấp một khoảng địa chỉ cố định. Do vậy khi có một máy trong mạng khởi động thì IBM Server

sẽ cung cấp cho nó một địa chỉ IP (T−ơng ứng với một địa chỉ tên miền) nằm trong khoảng địa chỉ mà IBM Server có để truy cập vào mạng. Và mỗi lần truy cập tiếp theo của máy đó lại đ−ợc cung cấp một địa chỉ IP và địa chỉ đó có thể khác địa chỉ trong những lần truy cập tr−ớc.

- Cấp phát địa chỉ IP tĩnh : Trong tr−ờng hợp này thì IBM Server quản lý tất cả các máy trong mạng của phòng bằng việc cấp phát cho mỗi máy một địa chỉ IP cố định (T−ơng ứng địa chỉ tên miền) để truy cập vào mạng, và địa chỉ này không thay đổi trong tất cả các lần truy cập của các máy đến IBM Server.

Tóm lại: Qua quá trình khảo sát mạng của phòng thí nghiệm Viễn thông đặc biệt là khảo sát các dịch vụ trên IBM Server ta nhận thấy : Máy chủ IBM Server ngoài tính năng quản trị thiết bị trong phòng thí nghiệm và l−u trữ dữ liệu, khả năng cáp phát địa chỉ IP cho các máy trong mạng cũng nh− dịch vụ tên miền (DNS) thì nó vẫn ch−a khai thác các chức năng chính trong quản trị mạng….

3.2. Thiết lập cấu hình cho dns trên hệ đIều hành window 2000 server.

3.2.1. Cách cài đặt DNS trên hệ điều hành Window 2000 Server.

DNS là một dịch vụ sử dụng trên nhiều loại hệ điều hành: Window NT, Window 2000 Server, UNIX…. Trong phần này sẽ giới thiệu các b−ớc cài đặt dịch vụ DNS trên hệ điều hành Window 2000 Server. Tr−ớc khi cài đặt dịch vụ DNS cần kiểm tra chắc chắn rằng máy chủ đã cài đặt địa chỉ IP cố định đã đ−ợc phân bổ.

Khởi động máy ( Logon vào máy với Account Administrator ). Từ màn hình desktop chọn Start \ Settings \ Control Panel.

Tiếp đó chọn Add or Remove Programe \ Add or Remove Windows Components.

Chọn Networking Services, tiếp theo chọn Domain Name System ( DNS ) và nhấn OK.

Máy tính đòi cài đặt đĩa Window 2000 Server, ta cho đĩa vào và chọn đ−ờng dẫn đến ổ CD. Cuối cùng nhờ hệ thống cài đặt xong và nhấn nút Finish,

lúc này ta đã cài đặt thành công.

Muốn khởi động DNS thì ta thực hiện : Start/Programs/Administrator tools/DNS. Khi đó giao diện của DNS có dạng:

3.2.2. Thiết lập cấu hình DNS trên hệ điều hành Window 2000 Server. 3.2.2.1. Một số khái niệm căn bản khi thiết lập cấu hình DNS.

+ Zone: Là một vùng Domain Name riêng rẽ trong khoảng không gian Domain, Zone cho phép phân vùng khoảng không gian Domain, tạo thuận lợi cho việc quản lý. Có hai loại Zone:

o Primary Zone ( Vùng chính ): Là vùng gốc, l−u trữ tất cả thông tin DNS của một vùng.

o Secondary Zone ( Vùng thứ cấp ): Là bản sao chỉ đọc của một vùng đang tồn tại ( Vùng chính ), Secondary Zone có vai trò bản l−u dự phòng theo vùng chính.

+ Zone Transfer : Là một quá trình sao chép các tệp thông tin DNS tới các máy chủ khác. Có hai ph−ơng thức sao chép tệp tin DNS, đó là sao chép toàn bộ (AXFR) và sao chép cập nhật (IXFR).

3.2.2.2. Cấu hình dịch vụ DNS.

Sau khi cài đặt xong dịch vụ DNS, có thể thiết lập cấu hình cho DNS bằng cách can thiệp vào các tệp dữ liệu của DNS nằm trong th− mục :

%SystemRooot%\System32\DNSvà sử dụng những chỉ dẫn và tệp mẫu nằm trong : % SystemRooot%\System32\DNS\Samples. Các tệp dữ liệu có tên nh− sau:

Domain. dns : Tệp dữ liệu ánh xạ từ tên miền tới địa chỉ IP của các máy tính trong vùng ( Zone ).

z.y.w.x.in – addr. arpa : Tệp l−u trữ thông tin ánh xạ từ địa chỉ IP đến tên miền của các máy tính trong vùng ( Zone ).

Cache. dns : Tệp l−u trữ thông tin về các yêu cầu DNS đã đ−ợc trả lời bằng các DNS khác.

Root : Tệp điều khiển việc khởi động của dịch vụ DNS.

Tuy nhiên hoàn toàn có thể sử dụng giao diện đồ hoạ của ch−ơng trình DNS Manager nằm trong Administrator ( Start\Administrator\DNS Manager ).

Tạo một Prymary Zone:

o Khởi động giao diện đồ hoạ của DNS.

o Click chuột phải vào biểu t−ợng máy chủ -> Chọn New Zone:

o Chọn nút Next.

o Chọn Prymary -> Next.

- Nhập tên vùng, và chọn loại tập tin vùng hặc sử dụng tên tập tin vùng mặc định. Sau đó chọn Next.

o Chọn Finish.

Khi đó một Primary Zone đã đ−ợc tao ra.

Tạo một Secondary Zone:

o Click chuột phải vào máy chủ -> Chọn New Zone.

o Chọn Next.

o Chọn Stadard Secondary.

o Chọn Next -> Nhập tên vùng

o Nhập địa chỉ IP của máy cần thêm vào vùng.

o Chọn Next -> Finish.

Khi đó một Secondary Zone với địa chỉ IP đ−ợc nhập vào trên đ−ợc tạo.

Thêm máy chủ vào Prymary Zone:

o Click chuột phải vào một Zone cần thêm vào một máy chủ.

o Chọn New Host.

o Nhập vào tên ( Domain name ) của máy chủ cần thêm vào và địa chỉ IP của nó.

o Chọn Add Host.

Khi đó DNS đã tạo ra một máy chủ trong một Prymary Zone với Domain Name và địa chỉ IP nh− khai báo (Tr−ờng hợp cấp phát tĩnh ).

Tạo một Domain trong một Prymary Zone.

o Click chuột phải vào một Prymary Zone -> Chọn New Domain.

o Nhập tên miền cần tạo vào -> OK.

Cài đặt một Prymary Zone để thông báo cho Secondary về thay đổi của DNS.

o Click chuột phải vào Primary Zone -> Properties

o Chọn Notify List -> Nhập địa chỉ IP của Secondary Zone -> OK

Khi đó quá trình thiết lập đã thành công.

Cài đặt máy chủ DNS sử dụng Forwarder.

o Click chuột phải vào tên một máy chủ -> Chọn Properties -> Chọn Forwarder

o Đánh dấu chọn hộp kiểm tra Forwarder .

o Nhập địa chỉ IP của các máy chủ DNS khác mà ta muốn chuyển các truy vấn thông tin đến.

o Với thời gian Time out khi chuyển đến truy vấn là tuỳ chọn.

Trên đây ta đă giới thiệu các dịch vụ tối thiểu thao tác với DNS trên hệ điều hành Window 2000 Server.

Kết luận.

Bài khoá luận của tôi đã đề cập một cách khái quát về các hệ thống mạng máy tính. Đặc biệt tôi đề cập đến hệ thống tên miền ( Domain Name System -DNS ) sử dụng trong mạng máy tính. Một dich vụ nằm trong lớp ứng dụng ( Layer Application ) trong mô hình 7 lớp của OSI đang đ−ợc ứng dụng trong hệ thống Internet để chuyển đổi từ địa chỉ IP thành tên miền và ng−ợc lại giúp cho ng−ời dùng dễ nhớ và có thể định vị đ−ợc vị trí máy mình đang truy cập để khai thác thông tin. Tôi cũng đã khảo sát mạng máy tính của Đại Học Quốc Gia Hà Nội và cũng đ−a ra đ−ợc những ph−ơng thức cài đặt dịch vụ DNS và thiết lập cấu hình cho DNS trên hệ điều hành Window 2000 Server.

Do thời gian và khả năng có hạn nên không khảo sát đ−ợc dịch vụ tên miền trên hệ điều hành UNIX một hệ điều hành đang dần chiếm thế trên hệ thống mạng máy tính với những tính năng −u việt của nó đặc biệt là trong quản trị mạng. Và trong bản khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong đ−ợc sự góp ý của thầy cô và bạn bè để bản khoá luận này hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo.

[1]Mạng máy tính căn bản – Nhà xuất bản thống kê.

[2]Nguyễn Thúc Hải – Mạng máy tính và các hệ thống mở.

[3] Karen Fang Allan Leinwand. Network Management A Practical

Perspective .

[4| Network Management System Protocol.

[5] Phạm Hoàng Dũng , Hoàng Đức Hải. Làm chủ Microsoft Windows 2000

Server - NXB Thống Kê

[6] Japan Information Processing Development Corporation Japan Information – Technology Engineers Examination Center – Netwowork And Database Technologies.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dịch vụ tên miền trong hệ thống mạng máy tính (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)