Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH”. pdf (Trang 37 - 42)

III. Nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính của

2.4.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

2.4.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

nghiệp.

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu như tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu tình hình tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Tài liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích là bảng CĐKT. Từ số liệu của bảng CĐKT ta có bảng phân tích sau:

Bảng 3: Bảng phân tích tình hình thanh toán

Các khoản phải thu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Các khoản phải trả Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch 1.Phải thu khách hàng 2.Trả trước người bán 3.Các khoản phải thu nội bộ

4.Tạm ứng 5.Tài sản thiếu 6.Thế chấp, ký cược 7.Các khoản phải thu khác

1.Vay ngắn hạn 2.Phải trả người bán 3.Người mua trả trước 4.Phải nộp ngân sách 5.Phải trả CNV 6.Phải trả nội bộ 7.Nợ DH đến hạn trả 8.Các khoản phải trả khác Tổng cộng Tổng cộng

Để xem xét các khoản phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không ta cần so sánh các chỉ tiêu:

Tổng số nợ phải thu Tỷ lệ các khoản (T) phải

thu so với phải trả = Tổng số nợ phải trả

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại:

Nếu T>1: sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì các khoản phải thu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp thu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

Nếu T<=1: có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tốt công nợ và số vốn đi chiếm dụng được càng nhiều.

Tổng doanh thu bán chịu được Số vòng luân chuyển các

khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư của các khoản phải thu hiệu quả của việc thu hồi nợ.nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ

Thời gian của kỳ phân tích Số ngày trung bình đủ thu

được các khoản phải thu =

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho thấy, để thu được các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày này lớn hơn số thời gian quy định bán chịu cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này chứng tỏ việc thu hồi có dấu hiệu đạt trước kế hoạch về thời gian. Khi phân tích các khoản phải trả, ta xác định hệ số nợ.

Nợ phải trả Hệ số Nợ =

Hệ số này cho biết các khoản phải trả chiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn vay cũng như cho biết được doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên vốn của mình hay đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị khác.hệ số này càng nhỏ càng thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, không phải lo lắng đến việc trả nợ bên cạnh đó ta cần tính đến tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng TSLĐ hay so với các khoản phải thu (T).

Tổng số tiền phải trả

T =

Tổng vốn lưu động

+ Nếu T >1 thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, nợ quá lớn không có khả năng thanh toán.

+ Nếu T 1thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, khả năng tài trợ cao.

Tổng số tiền phải trả

A =

Tổng số tiền phải thu

+ Nếu A lớn do tiền phải thu giảm cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tương đối tốt, đủ khả năng trang trải nợ

+ Nếu A lớn do nợ phải trả tăng, cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp khác đồng thời khả năng thanh toán kém đi.

- Để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài số liệu trên BCĐKT ta phải sử dụng thêm các tài liệu hạch toán hàng ngày để: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân của các khoản phải thu, phải trả.

Các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu hồi hoặc thanh toán nợ

Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong tương lai, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. (Xem bảng phân tích trang bên)

Tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xau, khả quan hay không khả quan phản ánh qua khả năng thanh toán.để đánh giá, phân tích khả năng thanh toán cần phải xem xét đến hệ số khả năng thanh toán sau đây:

Khả năng thanh toán Hệ số khả năng

 HK 1thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tình hình tài chính ổn định và khả quan.

 HK<1 thì doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính gặp khó khăn.

Bảng 4:Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán Đầu năm

Cuối kỳ

Khả năng thanh toán Đầu năm

Cuối kỳ A. Các khoản cần thanh toán

ngay

I-Các khoản nợ quá hạn 1. Phải nộp ngân sách 2. Phải trả ngân hàng 3. Phải trả công nhân viên 4. Phải trả người bán 5. Phải trả người mua 6. phải trả khác

II- Các khoản nợ đến hạn 1.Phải trả ngân sách 2.Phải trả ngân hàng 3.Phải trả công nhân viên

B. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới.

1. Tháng tới + + 2. Quý tới + + A. Các khoản có thể dùng ngay để thanh toán.

1. Tiền mặt : + Tiền việt nam + Ngoại tệ + Vàng bạc

2. Tiền gửi ngân hàng + Tiền việt nam + Ngoại tệ + Vàng bạc

3.Tiền đang chuyển + Tiền việt nam + Ngoại tệ

4.Đầu tư ngắn hạn

B. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới

1. Tháng tới + Khoản phải thu + Hàng gửi bán 2. Quý tới

Vốn bằng tiền + Phải thu + ĐTNH Tỷ suất thanh

toán nhanh = Nợ ngắn hạn

Tỷ suất này mô tả khả năng thanh toán nhanh bằng tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá nhanh bằng tiền của doanh nghiệp. Nếu tỷ suất này1 là rất tốt và điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và ngược lại.

Vốn bằng tiền + ĐTNH Tỷ suất thanh

toán của VLĐ = Tổng TSLĐ

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán so với TSLĐ nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều là không tốt vì tỷ suất quá lớn thể hiện lượng tiền quá nhiều gây hiện tượng sử dụng vốn không hiệu quả. Nếu tỷ suất này quá nhỏ thì dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn để thanh toán.

Tổng TSLĐ (A. TS) Tỷ suất thanh toán hiện hành ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn là cao hay thấp.nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan .

2.5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp:

Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ, khi phân tích tình hình tài chính phải xem xét vả hiệu quả sử dụng vốn nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong cả hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, người ta dùng các chỉ tiêu sau đây:

Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của

vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của

doanh thu thuần = Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong các chỉ tiêu trên, lợi nhuận thường là lãi rồng trước thuế hoặc lợi tức gộp, còn vốn kinh doanh có là tổng số nguồn vốn chủ sở hữu.

Để thấy rõ hơn trước hết phải đánh giá chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, sau đó xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu này.

Lợi nhuận trước thuế Hệ số doanh lợi của

vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu

Lãi rồng Lãi ròng Doanh thu thuần

Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần * Vốn chủ sở hữu Dựa vào công thức trên ta thấy hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố và được xác định bằng phương pháp loại trừ.

 Nhân tố: Hệ số quay vòng của vốn chủ hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu càng cao thì hệ số sinh lời càng lớn.

 Nhân tố: Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh = Lãi ròng/ Doanh thu thuần càng lớn thì khả năng sinh lợi của vốn càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH”. pdf (Trang 37 - 42)