Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển T

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương pot (Trang 35 - 36)

NHNo & PTNN huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương

3.2.1- Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ thanh toán:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện nay được đánh giá là có chuyển biến tích cực, xếp vị trí dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, nhìn rộng ra bên ngoài và các nước trong khu vực; việc ứng dụng CNTT ở Việt Nam nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng còn rất khiêm tốn, các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng còn lạc hậu. Từ thực trạng đó khiến các nhà quản lý lo ngại cho sự yếu kém và tụt hậu của ngành Ngân hàng trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và hội nhập toàn cầu. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT để hiện đại hoá các nghiệp vụ ngành Ngân hàng, cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tiện ích có lợi cho khách hàng là nhiệm vụ chiến lược, sống còn trong quá trình hội nhập và cạnh tranh như hiện nay.

Trước những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế nói chung và trên lĩnh vực tài chính - Ngân hàng nói riêng buộc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần phải hiện đại hoá công nghệ thanh toán. Vì vậy, việc hiện đại hoá phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

 Có hình thức thanh toán thích hợp

 Cơ chế thanh toán linh hoạt, phù hợp nhất

 Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế mang tính hiện đại có thể sử dụng lâu dài, tránh lạc hậu.

Mặc dù hiện tại chi nhánh đã được trang bị hệ thống máy tính tương đối hiện đại, song với yêu cầu về đổi mới công nghệ thanh toán thì chưa đáp ứng được, cần tiếp tục cải tạo, nâng cấp; đưa các phần mềm ứng dụng mới có tính năng, kỹ thuật cao, phù hợp với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và tương lai, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ngày càng cao của công nghệ thanh toán, phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của Ngân hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng đến với Ngân hàng mình.

3.2.2. Tăng cường các hoạt động Marketing

Trong cơ chế thị tưrờng, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt từng giây, từng phút, các Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển không thể ngồi đợi khách hàng tìm đến với mình mà cần có sự chủ động tìm khách hàng, có biện pháp để khai thác tốt các khách hàng

tiềm năng.

Vì vậy, để giành thắng lợi trong chiến lược cạnh tranh với các Ngân hàng khác, nhất là trong lĩnh vực T2KDTM thì các Ngân hàng cần có một chiến lược Marketing linh hoạt và phù hợp; xây dựng được hình ảnh riêng, đặc trưng của từng Ngân hàng, giới thiệu một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ về các loại hình dịch vụ, các tiện ích mà Ngân hàng có thể đem đến cho khách hàng một sự thuận tiện, an toàn và hiệu qu

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương pot (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)