Hình thức tổ chức sổ kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội (Trang 28 - 31)

- Kế toán bán hàng nội bộ

1.2.3 Hình thức tổ chức sổ kế toán

Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán phù hợp đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, công tác kế toán và trình độ

của đội ngũ nhân viên kế toán. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 4 hình thức sổ sách kế toán sau

Hình thức nhật ký sổ cái

Đặc trng cơ bản của hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Hình thức nhật ký sổ cái có u điểm là đơn giản, dễ ghi chép và không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhng chỉ thích hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ, ít tài khoản kế toán.

Hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc trng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Hình thức này có đặc điểm là tách rời việc ghi sổ theo thời gian và việc ghi sổ theo tài khoản trên hai loại sổ khác nhau. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

-Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ -Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

Các loại sổ sử dụng trong hành thức này bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều do chứng từ ghi sổ phải lập nhiều, số lợng công tác kế toán ghi chép nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ, nhất là trong điều kiện thủ công.

Hình thức nhật ký chung

Đặc trng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải đợc ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi sổ cái theo trình tự nghiệp vụ phát sinh

Hình thức này có thể vận dụng cho bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào. Ghi chép đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính. Nhng việc kiểm tra đối chiếu phải dồn nén đến cuối kỳ nên thông tin kế toán có thể không đợc cung cấp kịp thời

Hình thức nhật ký chứng từ

Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số lợng nghiệp vụ nhiều. Việc kiểm tra đối chiếu đợc tiến hành ngay trên các sổ kế toán. Việc lập báo cáo đợc kịp thời.Tuy nhiên nó đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao, mặt khác mẫu số phức tạp không thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Hình thức này có các loại sổ:

-Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

-Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ để ghi vào các Nhật ký-Chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký-Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký-Chứng từ vào sổ cái.

Đối với kế toán nghiệp vụ bán hàng gồm có các sổ tổng hợp và các sổ chi tiết sau:

+ Bảng kê số 8 “Bảng kê nhập xuất, tồn kho hàng hoá” + Bảng kê số 11 “Bảng kê thanh toán với ngời mua” + Bảng kê số 10 “Bảng kê hàng gửi đi bán”

+ Bảng kê số 5 “Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp” + Nhật ký chứng từ số 8

+ Sổ cái TK 511, 632, 641, 642, 911…

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số Nhật ký-Chứng từ, bảng kê có liên quan nh: Nhật ký chứng từ số 1, 2 và số 10.

Chơng 2

Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa tạI công ty xuất nhập khẩu nông sản thực

phẩm Hà Nội

2.1 Đặc điểm chung về công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội2.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w