III. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong quản lý mô
2.1.1. Vai trò của ngành dệt may Hà Nội
Công nghiệp dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghiệp dệt may là ngành tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.
Công nghiệp dệt may phát triển sẽ kéo theo và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Đó là các ngành cung cấp nguyên liệu và các ngành sử dụng sản phẩm dệt may.
Vai trò của dệt may đặc biệt to lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết mà trong nước chưa có để phục vụ sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh, điều này thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước như Anh, Nhật, các nước mới công nghiệp hoá (NICs), Trung Quốc, Nam á và Đông Nam á.
Ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghiệp dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn qua phát triển sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. ở các nước công nghiệp phát triển công nghiệp dệt may sản xuất ra những sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của người tiêu dùng.
a. Đối với ngành dệt may Việt Nam:
* Về sản phẩm:
chúng ta thấy rằng trong cở cấu ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội thì ngành dệt may chiếm một tỷ trọng rất lớn. Giá trị sản lượng của ngành dệt may đóng góp không nhỏ trong cở cấu GDP của cả thành phố. Không những thế dệt may Hà Nội còn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt may Việt Nam thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng II.1: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may Hà Nội và toàn quốc năm 2000
Mặt hàng Đơn vị Toàn quốc Hà Nội Tỷ trọng (%)
1 Sợi toàn bộ ngàn tấn 84,147 19 22,58
2 Vải, lụa thành phẩm triệu m 304,000 36,3 11,17
3 Vải bạt các loại triệu m 20,978 4,400 20,97
4 Vải màn các loại triệu m 20,150 9,481 47,05
5 Quần áo dệt kim các loại 1000 sp 90,114 21,9 24,33
6 Len Acrylic tấn 3.705 250 6,75
7 Khăn các loại triệu sp 335,000 34,29 10,24
8 Quần áo may sẵn triệu cái 400 29,58 7,4
9 Bít tất triệu đôi 12,14 10,5 86,5
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000, VINATEX
Chúng ta thấy rằng sản lượng dệt may Hà Nội chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn quốc có những mặt hàng chiếm tới 86,5% như Bít Tất và vải màn chiếm tới 47,05 %. Điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất của ngành dệt may Hà Nội là rất lớn và có tiềm năng tăng trưởng nhanh trong tương lai.
Không những chiếm ưu thế về ssản lượng mà ngay cả giá trị của ngành dệt may Hà Nội cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị dệt may của cả nước. Mức tăng trưởng của dệt may Hà Nội so với dệt may cả nước có phần tăng trưởng nhanh và đều hơn khẳng định vị thế dẫn đầu trong
toàn ngành của dệt may Hà Nội. Điều đó được thể hiện qua các bảng số liệu thống kê sau đây:
Bảng II.2:So sánh meột số chỉ tiêu của toàn ngành, VINATEX, dệt may HN (năm 2000)
T.T Hạng mục Đơn vị ngànhToàn VINATEX
%VNT/ toàn ngành Hà Nội %HN/ Toàn ngành 1 GT Tổng sản lượng tỷ đồng 16.734 4.900 30,6 2.471 15,4 2 Sử dụng lao động: người 1.600.000 100.000 6,3 44.594 2,79 3 Kim ngạch xuất khẩu: tr. USD 2.000 560 28,0 382 19,1 4 Sản phẩm chủ yếu: - Sợi: 1000 tấn 85 75 88,2 19 22,6
- Vải lụa: triệu m2 304 139 45,5 36,3 11,2
- SP dệt kim (q/ch T-shirt): triệu SP 90 25 27,7 21,9 24,3 - SP may (q/ch sơ mi): triệu SP 400 110 27,5 29,58 7,4
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000, VINATEX
BảngII.3:Giá trị sản xuất ngành dệt may Hà Nội so với dệt may cả nước và dệt may cả nước so với toàn ngành công nghiệp từ 1996 đến 2000 :
Đơn vị: tỷ đồng (giá cố định 94), theo Niên giám Thống kê và VIVATEX Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 Toàn ngànhCN 118.096,6 134.419,7 151.223,3 168.749,7 195.321,4 Dệt may cả nước 9.775,2 11.589,2 13.034,1 14.406,5 16.734,0 DM cả nước/ toàn ngành CN 8,28 % 8,62 % 8,62 % 8,54 % 8,57 % Dệt may Hà Nội 1.255,5 1.475,1 1.691,3 2.011,7 2.470,8 DM Hà Nội/ Dệt may cả nước 12,84 % 12,73 % 12,98 % 13,96 % 14,77 %
b. Trong tổng thể công nghiệp thành phố Hà Nội:
Nhưđã nói ở trên ngành dệt may Hà Nội không chỉ có vai trò to lớn trong toàn ngành dệt may Việt Nam mà nó còn có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội. Dệt may là một trong 4 nhóm ngành chủ chốt của thành phố, nó đóng góp tới 50,1% tổng thu ngân sách của toàn thành phố ( năm 1997 ) và chiến 6.41 % trong giá trị sản lượng công nghiệp của thành phố ( năm 1998) và chiếm 14,09% kim nghạch xuất khẩu công nghiệp thành phố. Điều đó được thể hiện qua một số bảng kê sau đây:
Bảng II.4: Tỷ trọng thu ngân sách trên địa bàn của ngành dệt may Hà Nội so với công nghiệp nói chung
Đơn vị: tỷ đồng, %
1996 1997 1998 1999 1996-1999
Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội
8.563 10.062 11.067 12.450 42.142
% so với GDP 49,5 50,1 45,9 46,7 -
- Công nghiệp Hà Nội 1.978 2.274 2.822 3.573 10.647
% so tổng số 23,1 22,6 25,5 28,7 25,3
- Ngành dệt may Hà Nội
86,4 73,3 81,3 229,1 470,1
% so với công nghiệp 4,36 3,22 2,88 6,41 4,42
Nguồn: Xử lý theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội và báo cáo tổng kết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Bảng II.5: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị: triệu USD
1996 1997 1998 1999 1996-1999 Tổng xuất khẩu 1.037,5 1.201,5 1.235,2 1.375 4.849,2 Riêng s.phẩm CN 794,1 942,1 970 1.065 3.771,2 % so tổng số 76,5 78,4 78,5 78,4 77,76 Sản phẩm dệt may 90,3 129,6 131,0 150,1 501 % so với CN 11,37 13,75 13,5 14,09 13,28 % so với tổng XK 8,7 10,78 10,6 10,91 10,33
Nguồn: Xử lý theo số liệu của Tổng Cục Thống kê và Cục Thống kê Hà Nội, 1999
Một số nhóm ngành chủ lực có mức tăng trưởng khá như cơ kim khí, điện, điện tử, thực phẩm, dệt, da, may, nếu tính riêng may, da thì có nhịp độ tăng trưởng trên 20%/năm.
Bảng II.6:Nhịp độ tăng trưởng trung bình năm thời kỳ 1991-1999 của ngành dệt-da-may (tính theo GDP công nghiệp)
Đơn vị: tỷ đồng (giá 1994), %
1990 1999 Nhịp độ tăng bình quân 1991-1999
Dệt, da, may 314,4 577 7,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Hà Nội
Qua đây có thể thấy rằng dệt may và da giày là nhóm hàng chủ lực trong công nghiệp Hà Nội, chiếm tỷ trọng gần 50% trong nhóm hàng chủ lực và gần 25% trong các nhóm hàng của toàn ngành công nghiệp.I.2.
2.1.2.Tì́nhhình phát triển ngành dệt may Hà Nội
a. Thực trạng về tổ chức, quy mô ngành dệt may trên địa bàn Hà Nội:
Theo Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2000 các cơ sở dệt may trên địa bàn Hà Nội theo phân cấp quản lý như sau
Nhà nước trung ương Nhà nước địa phương Ngoài nhà nước Có vốn ĐTNN Số cơ sở Dệt May 12 4 8 13 7 6 2.860 350 2.510 7 4 3 GTSXCN dệt may (triệu đồng) Dệt May 940.600 722.000 218.600 301.870 247.413 54.457 174.696 48.392 126.304 77.863 61.281 16.582 Số lao động (người) Dệt May 21.768 10.734 11.034 7.479 3.938 3.541 10.440 2.410 8.030 950 430 520
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2000. Các cơ sở nhà nước bao gồm :
Dệt 8/3; Dệt may hà nội, Dệt vải công nghiệp, Dệt kim Đông xuân, Dệt 10/10, Dệt nhuộm Tô Châu, Dệt Minh Khai, Dệt kim Thăng Long, Dệt 19/5, Dệt len Mùa Đông, Dệt kim Hà Nội
14 cơ sở may :
May Thăng long, May chiến thắng, May 10, May Đức giang, May Hồ gươm, May 20, May 26, May 40, May Tháng 8, May Thăng long TALIMEX, May Thanh Trí, May Thăng Long, Cổ phần may Lê Trực, May 19/5
Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài :
3 cơ sở dệt : Công ty Arkison, Tập đoàn 19/5, Thêu ren tơ tằm
4 cơ sở may : May mặc xuất khẩu Hà Nội, Công ty Qualitex, Michael Manufacturer Vietnam, Công ty TNHH IPANIMA
- Ngoài ra còn có 350 cơ sở dệt và 2.510 cơ sở may ngoài nhà nước
b. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật:
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Sự đa dạng, phức tạp trong các quy mô sản xuất và các loại hính công nghệ:
Sau khi Nhà nước áp dụng những chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh các doanh nghiệp lớn, có công nghệ hoàn chỉnh như Dệt may Hà Nội, dệt 8-3 xuất hiện nhiều các xí nghiệp nhỏ, các hộ tư nhân.
Qua khảo sát thực tế hầu hết các thiết bị, công nghệ của các hộ sản xuất này đều lạc hậu và không áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường cho cộng đồng và cho chính bản thân họ. V́i thế những tác động đến môi trường
đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân cư xung quanh và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái trong một phạm vi rộng.
Thiết bị và công nghệ lạc hậu - Sự thay thế khó khăn do thiếu vốn:
Cùng với ngành dệt may cả nước, ngành dệt may Hà Nội cũng đang tích cực đầu tư hiện đại hoá thiết bị. Tuy nhiên trong quá trính phát triển việc đầu tư nhiều giai đoạn làm cho thiết bị và công nghệ của ngành dệt may Hà Nội rất đa dạng. Hiện nay vẫn còn sử dụng những thiết bị của thập kỷ 60,70 ở một số doanh nghiệp.
Cụ thể, cho đến nay thiết bị và công nghệ đã được đổi mới như sau: - Ngành may đã đổi mới trên 95% thiết bị và công nghệ - Ngành kéo sợi đã đổi mới trên 32% thiết bị và công nghệ - Ngành dệt kiểu thoi đổi mới trên 25% thiết bị và công nghệ - Ngành hoàn tất đổi mới trên 35% thiết bị và công nghệ
Đại đa số các cơ sở đóng trên địa bàn Hà Nội đều đã hoạt động trên 20 năm, nhà xưởng chỉ đựợc cải tạo, bảo dưỡng sửa chữa, trang thiết bị máy móc mới chỉ được cải tạo, thay thế một phần, đầu tư mới không đáng kể do đó các định mức tiêu hao ở mức cao và hầu hết chưa quan tâm được nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường...
* Về thiết bị ngành dệt:
Sau hơn 10 năm đổi mới, các doanh nghiệp trên địa bàn đã đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ cũ lạc hậu được hơn 44% (theo giá trị thiết bị), bước đầu đã nâng cao được chất lượng kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, đã có được sản phẩm dệt kim xuất khẩu theo phương thức FOB và có trên 25 % sản lượng vải được dùng làm hàng may xuất khẩu.
* Về thiết bị may: Các đơn vị may đã đầu tư đổi mới xong 100% thiết bị cũ, đã chuyển dịch từ 2, 3 ca sang 1 ca/ngày; tăng thêm năng lực sản xuất mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương khác tạo thêm công ăn việc làm thu hút lao động.
* Về nhà xưởng: Ngoại trừ một vài cơ sở mới đầu tư mới gần đây như
nhà máy dệt vải Denim của Công ty dệt Hà Nôi, Phân xưởng dệt kim của Công ty 20... còn lại hầu hết đã được đầu tư từ 20-40 năm nay và chỉ được tu bổ sửa sang lại.
Chi tiết về địa diểm, mặt bằng, nhà xưởng, máy móc công nghệ... (xem bảng tổng hợp và các phiếu điều tra trong phụ lục).
* Về phân bố trên địa bàn:
Phân bố địa lý của các cơ sở dệt may:
- Đặc điểm của ngành dệt may Hà Nội là được phân bố và phát triển trên khắp các quận huyện.
- Các doanh nghiệp dệt được tập trung vào một số khu vực với mật độ cao như khu vực Vĩnh Tuy, nhưng còṇ nhiều doanh nghiệp nằm rải rác ở tất cả các quận nên rất khó quy hoạch về bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp dệt may Hà Nội thường được xây dựng cạnh những khu đông dân cư hoặc do quá trinh đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên có nhiều doanh nghiệp dệt may hiện nay đang nằm giữa các khu dân cư đông đúc. Ví dụ như Công ty dệt kim Đông xuân nằm ở trung tâm quận Hai Bà Trưng, Công ty dệt kim Thăng Long nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm...
Đặc điểm này làm cho áp lực về môi trường ngày một gia tăng đối với các doanh nghiệp dệt may Hà Nội.
Hà Nội hiện có 9 khu vực tập trung công nghiệp là: Minh Khai-Vĩnh Tuy, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - Pháp Vân, Thượng Đ́nh, Cầu Diễn - Mai Dịch, Gia Lâm - Yên Viên, Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu. Ngoài ra còn có các xí nghiệp công nghiệp phân bố rải rác trong nội và ngoại thành. Năm 1998 tổng số lao động công nghiệp đang làm việc trong các khu vực tập trung công nghiệp này khoảng 76,6 ngh́in người, chiếm khoảng 41,9% tổng lao động công nghiệp toàn thành phố.
Ngành dệt may Hà Nội chủ yếu tập trung tại khu công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy và một vài cơ sở tại khu Thượng Đính, Gia Lâm, v.v. Tổng số lao động của ngành đang làm việc trong các khu này khoảng 16.700 người, chiếm khoảng 21% so với tổng số lao động trong các khu vực công nghiệp tập trung.
Gần đây, Hà Nội đang xây dựng hai khu công nghiệp quy mô nhỏ tại Thanh Tŕi và Gia Lâm để thu hút các cơ sở công nghiệp di dời từ nội thành ra. Đây cũng là 2 trong 4 địa chỉ quy hoạch phát triển dệt may Hà Nội mà chúng tôi đề xuất.
c. Thực trạng về trình độ sản phẩm:
Sau khi thị trường Đông Âu tan vỡ, từ năm 1995 đến nay dệt may Hà Nội đã dần thích nghi và ổn định được sản xuất cho các thị trường EU, Nhật... bước đầu phục hồi thị trường SNG và Đông Âu, thâm nhập thị trường Trung đông, châu Phi và đặc biệt là thị trường Mỹ. Với vị trí đặc thù, Hà Nội cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các luồng hàng dệt may khác nhau với xu hướng tự do hoá mậu dịch, kể cả hàng buôn bán tiểu ngạch, hàng trốn thuế... Trong cơ chế thị trường cạnh tranh đó, một số sản phẩm của dệt may Hà Nội vẫn có những chỗ đứng vững chắc trên thị trường như :
- Vải lụa thành phẩm: Hàng năm dệt may Hà Nội sản xuất khoảng 14 triệu mét chiếm 4,6% so với cả nước trong khi trên thị trường Hà Nội có rất nhiều lụa của TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định, Hà Tây...
- Vải dệt kim đan dọc hàng năm sản xuất hơn 9,4 triệu mét, chiếm hơn 47% sản lượng của cả nước, được nhiều người biết đến dưới dạng màn tuyn của Công ty cổ phần dệt 10/10.
- Vải dệt kim với sản lượng gần 22 triệu mét cũng chiếm hơn 60% sản lượng vải dệt kim toàn quốc với sản phẩm được nhiều người biết đến dưới dạng T-shirt, Polo-shirt... của Dệt may Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân...
- Quần áo may sẵn: hàng năm dệt may Hà Nội sản xuất gần 30 triệu sản phẩm chiếm gần 9% so với cả nước, tuy chỉ bằng 1/7 so với thành phố Hồ Chí Minh nhưng gấp 2 lần so với Đà Nẵng và hiện tại có rất nhiều của hàng giới thiệu sản phẩm này của TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế...
- Bít tất: Hàng năm các cơ sở dệt bít tất trên địa bàn Hà Nội như Công