Chỉ số về chính sách:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG về CẠNH TRANH (Trang 25 - 29)

Đây là nhóm chỉ số quan trọng về phương diện phân tích chính sách - Số lượng ISP: Một thị trường có nhiều ISP tham gia về lý thuyết sẽ gây áp

lực giá cả và do đó mở rộng khả năng truy nhập. Số lượng ISP trong một nước thường được lấy làm một chỉ số về tự do hoá thị trường.

- Cước phí: Cước phí dịch vụ Internet là một chỉ số quan trọng về khả năng truy nhập vì nếu người dân không thể chi cho Internet thì họ sẽ không sử dụng.

- Lưu lượng: Lưu lượng Internet đo việc sử dụng. Lưu lượng sử dụng ít có thể phản ánh các vấn đề về khả năng thanh toán, hoặc việc thiếu kiến thức trong sử dụng của khách hàng.

Trên đây là một số chỉ tiêu khi đánh giá mức độ phát triển dịch vụ Internet cần phải tham khảo tới. Khi phân tích vấn đề dựa vào những mục tiêu phân tích khác nhau, người ta dùng những chỉ số khác nhau, hoặc sử dụng tổng hợp các chỉ số.

1.3. NHỨNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH

CỦA DỊCH VỤ INTERNET

Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển Internet ở Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông - Đỗ Trung Tá: Dịch vụ Internet sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng đã được chính thức cung cấp vào tháng 12/1997. Sau 10 năm, tốc độ truy cập Internet tại VN tăng 7.500 lần; giá truy cập rẻ nhất trong khu vực và trên thế giới; lượng thuê bao đã đạt con số hơn 18 triệu. Đây là một bước nhảy ngoạn mục của Internet VN. Từ một nhà cung cấp độc quyền là VNPT, thế thượng phong này bị phá vỡ khi hàng loạt các doanh nghiệp gồm FPT, Viettel, SPT, Netnam và EVN Telecom tham gia vào thị trường này. Cuộc cạnh tranh đã mở ra một tương lai sáng cho Internet Việt Nam.

Trên thế giới, quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ, nó lôi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực tham gia cuộc chơi chung. Trong xu thế này, Việt nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ và BTA năm 2003 và đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thang 12/2006. Đây chính là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác phát triển và cạnh tranh trên thị trường khi có sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài khi các cam kết Quốc tế của Việt nam liên quan đến ngành viễn thông bắt đầu có hiệu lực.

1.3.1. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh Quốc tế - Sức ép hộinhập nhập

Với lộ trình mở cửa viễn thông hiện nay, Tập đoàn bưu chính Viễn thông và các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải đối mặt với cạnh tranh có yếu tố nước ngoài sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn. Trước mắt, các công ty Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thông Việt nam bằng nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp tác kinh doanh (BCC) với các nhà khai thác viễn thông VIệt nam bao gồm cả nhà khai thác viễn thông chủ đạo như VNPT và các nhà khai thác mới như SPT, VIETEL, Hanoi Telecom, VP Telecom, Vishiptel Sau nữa theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, chính phủ Việt nam phải cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia sâu hơn nữa vào thị trường viễn thông Việt nam như cho phép Công ty 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh công ty nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt nam. Như vậy, doanh nghiệp viễn thông Việt nam sẽ vừa phải cạnh tranh với các nhà khai thác viễn thông liên doanh, liên kết nước ngoài vừa phải cạnh tranh với chính các nhà khai thác nước ngoài trên lãnh thổ Việt nam.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một lộ trình và chính sách phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập để tận dụng được các lợi ích, đồng thời hạn chế đến mức tối đa các xáo trộn hay thiệt hại khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo các lộ trình đã cam kết

1.3.2. Nhân tố quản lý nhà nước đối với dịch vụ Internet ở Việtnam nam

Hệ thống các văn bản pháp qui của Nhà nước hiện đang điều chỉnh việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực viễn thông và Internet bao gồm:

- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25/02/2002, có hiệu lực từ ngày 01/10/2002.

- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về phê duyệt ”Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020”.

- Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về ”quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” .

- Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 3/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về Viễn thông.

- Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ”quản lý giá và cước bưu chính viễn thông”.

- Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 8/2/2002 phê duyệt ”kế hoạch phát triển Internet VN”

- Hệ thống các cơ chế, chính sách và văn bản qui phạm pháp luật khác của Bộ Bưu chính, Viễn thông và các văn bản qui phạm liên tịch giữa Bộ Bưu chính, Viễn thông và các Bộ Ngành liên quan.

Cụ thể quy định như sau:

- Tạo mọi điều kiện ưu tiên, hình thành môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn ICT lớn. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp ICT (Chiến lược phát triển ICT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

- Tiếp tục gia tăng giấy phép IXP, ISP 30-40 ISP, 5 IXP, gia tăng OSP (Chiến lược phát triển Internet 2005)

- Đưa số lượng người dùng Internet tại Việt năm tính trên 100 dân bằng mức trung bình trên thế giới đến 2010 tuy nhiên nếu so sánh với mức thu nhập trung bình trên thế giới thì chi phí cho sử dụng Internet tại Việt năm vẫn còn cao.(QĐ158/ttg- chiến lược BCVT 2010)

- Khống chế thị phần của VNPT, khuyến khích các nhà cung cấp khác tăng thị phần từ 10-50%(QĐ158/ttg- chiến lược BCVT 2010)

Như vậy có thể nói Việt nam đã có những thay đổi cơ bản và quan trọng về môi trường pháp lý với mục tiêu thành lập một ngành viễn thông mạnh mẽ và cạnh tranh điều này lần lượt sẽ là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế trong ngành viễn thông và các doanh nghiệp có khả năng về công nghệ thông tin. Tuy nhiên quá trình cải cách của Việt nam vẫn chưa hoàn thiện. Nhiều cơ chế, chính sách còn chưa được ban hành kịp thời, phù hợp với tốc độ và nhu cầu phát triển công nghệ và thị trường. Về tính minh bạch trong quản lý, cơ quan quản lý hiện nay không thực sự đạt được những chuẩn mực quốc tế về độc lập, điều này tác động tới việc cấp phép, kết nối không phân biệt đối xử và bù chéo về giá cước.

1.3.3. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nuớc

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường năm 2006 của VNPT cho thấy:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG về CẠNH TRANH (Trang 25 - 29)