0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quy định về người học trong Luật Giáo dục

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM (HUI), CÁC QUY ĐỊNH CHUNG, THƯ VIỆN VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC (Trang 40 -44 )

1. Khái niệm về người học (Điều 83)

Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, người học gồm có:

- Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non

- Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học. Khái niệm học sinh dùng để chỉ người học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dự

bịđại học hoặc học nghề trình độ sơ cấp, trung cấp.

- Sinh viên dùng để chỉ người theo học tại các trường cao đẳng, trường đại học (bao gồm cả cao đẳng nghề).

- Học viên dùng để chỉ người đang được đào tạo trình độ thạc sĩ. - Nghiên cứu sinh dùng để chỉ người đang được đào tạo trình độ

tiến sĩ.

- Học viên dùng đề chỉ người theo học các chương trình giáo dục thường xuyên (theo quy định tại Điều 45 thì các chương trình giáo dục thường xuyên gồm có: chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi có chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập

nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Các chương trình này được thực hiện với các hình thức như vừa làm vừa học, học từ

xa, tự học có hướng dẫn).

2. Quyền của người học

Trong Luật Giáo dục quy định về quyền của người học thể hiện ở

hai điều:

- Điều 84: Quy định quyền của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non - Điều 86: Quy định quyền của học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Điều này có 7 khoản quy định 7 nhóm quyền trong học tập, rèn luyện, tốt nghiệp và tuyển dụng vào cơ quan nhà nước. Luật Giáo dục 2005 bổ sung quy định quyền của người học: “Được cấp văn bằng chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độđào tạo theo quy định” và quy định việc người học được “học ở tuổi cao hơn tuổi quy định,học kéo dài thời gian” cho phù hợp với một sốđối tượng đặc biệt.

3. Về nhiệm vụ của người học

Nhiệm vụ của người học được quy định ở hai điều. Điều 85 quy

định nhiệm vụ của người học nói chung. Điều 87 quy định nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sựđiều động của Nhà nước.

- Quy định nhiệm vụ của người học (Điều 85) gồm:

+ Nhiệm vụ của người học đối với chương trình kế hoạch hoạt

động, rèn luyện (khoản 1).

+ Quan hệ của người học đối với thầy, với cán bộ, nhân viên nhà trường với pháp luật và với người học khác (khoản 2).

+ Quan hệ của người học đối với xã hội trong lao động bảo vệ

môi trường, các hoạt động xã hội khác (khoản 3).

+ Nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhà trường (khoản 4).

+ Trách nhiệm của người học đối với truyền thống của nhà trường (khoản 5).

Các quy định này một mặt nhấn mạnh những việc người học phải làm, mặt khác thể hiện sự đòi hỏi của xã hội đối với việc nâng cao đạo

- Điều 87 quy định: “Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước”. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người học trong đó quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ. Nếu người học được hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ thì phải có trách nhiệm bồi hoàn học bổng chi phí đào tạo.

4. Hành vi người học không được làm

Các hành vi này được quy định tại Điều 88, theo đó người học không được có các hành vi sau đây:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác.

- Gian lận trong học tập, thi cử, tuyển sinh.

- Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học gây rối an ninh trật tự

trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

Đây là quy định mới trong Luật Giáo dục 2005 nhằm ngăn ngừa những hành vi xấu trong người học, nâng cao đạo đức của người học. Các quy định này là sự khái quát hóa một số quy định trong các điều lệ

nhà trường đã được ban hành ở các văn bản dưới luật trước đây.

5. Chính sách đối với người học

Cùng với các quy định về quyền và nghĩa vụ của người học, Luật Giáo dục đã dành một mục với bốn điều để quy định chính sách đối với người học, thể hiện ở các vấn đề sau.

- Hai loại học bổng:

+ Học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu, người có kết quả học tập rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Như vậy so với Luật giáo dục 1998, Luật giáo dục 2005 đã bổ sung đối tượng học sinh ở các trường chuyên nhằm thực hiện chính sách khuyến khích bồi dưỡng nhân tài.

+ Học bổng chính sách cho sinh viên hệ dự tuyển, học sinh trường dự bịđại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề

- Năm nhóm đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí:

+ Người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.

+ Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

+ Người mồ côi không nơi nương tựa.

+ Người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

+ Người có hoàn cảnh kinh tếđặc biệt khó khăn vượt khó học tập. + Đối với HSSV sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, luật đã quy định các đối tượng này không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội.

- Về tín dụng giáo dục (Điều 91), Luật Giáo dục 2005 đã sửa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước “có chính sách ưu đãi về

lãi suất, điều kiện và thời gian vay tiền để người học thuộc gia đình thu nhập thấp có điều kiện học tập”.

- Việc miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho HSSV khi tham gia giao thông, giải trí tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa… do Chính phủ quy định.

Chương 3

QUY CH HC CH TÍN CH

(Áp dụng cho bậc đại học, cao đẳng; bao gồm các hệ chính

quy, vừa làm vừa học và liên thông)

Quy chế học vụ đào tạo theo học chế tín chỉ có 5 chương, 28 điều, có thể tóm tắt như sau.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM (HUI), CÁC QUY ĐỊNH CHUNG, THƯ VIỆN VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC (Trang 40 -44 )

×