Ví dụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ THAY ĐỔI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP (Trang 104 - 108)

3 Xây dựng, duy trì và phát triển VHDN

3.6 Ví dụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Xây dựng thương hiệu và văn hoá Agribank

a> Mục đích, yêu cầu xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện Văn hoá doanh nghiệp AGRIBANK&PTNT Việt nam .

1- Mục đích, yêu cầu.

1.1.Xây dựng, phát triển Thương hiệu AGRIBANK.

- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu AGRIBANK trong nước và quốc tế. - Quảng bá hình ảnh, củng cố uy tín, nâng cao vị thế, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường của AGRIBANK trong nước, trong khu vực và quốc tế.

hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của AGRIBANK.

- Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của AGRIBANK đảm bảo: Đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước có liên quan và công ước quốc tế, đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; Có tính thống nhất toàn hệ thống; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng.

1.2. Thực hiện VHDN AGRIBANK.

- Xây dựng VHDN trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh;

- Xây dựng VHDN trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của AGRIBANK trong nước và quốc tế;

- Xây dựng VHDN trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của CNVC; toàn hệ thống quán triệt và thực hiện “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” trở thành truyền thống của AGRIBANK nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Việc xây dựng VHDN của AGRIBANK đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền VHDN tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và AGRIBANK;

- Có tính thống nhất, tính khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển, phù hợp với nhịp độ của AGRIBANK; Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện VHDN xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng VHDN.

+ Thực hiện VHDN AGRIBANK với nội dung mà Ban lãnh đạo AGRIBANK tổng kết trong 10 chữ “ Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.

1.1: Trung thực: Được hiểu “Đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xẩy ra hoặc Ngay thẳng, thật thà (một con người trung thực, tính tình trung thực).

1.2: Kỷ cương: Được hiểu “Những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình…để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức; Thời buổi nào, kỷ cương ấy hoặc phép tắc, lệ tục tạo nên trật tự xã hội: giữ vững kỷ cương phép nước “

1.3: Sáng tạo: Được hiểu “ Làm ra cái chưa bao giờ có hoặc Tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó: có đầu óc sáng tạo.”

Về mặt lý luận “ Sáng tạo mới “ được hiểu là một nhân tố bên trong, phát triển kinh tế cũng là loại biến động về hoạt động kinh tế từ sáng tạo bên trong…

1.4: Chất lượng: Được hiểu: Giá trị về mặt lợi ích ( đối với số lượng ).

- Về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế): Những thuộc tính của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn nhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng; Bản thân nó phản ảnh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế ).

Nghĩa hẹp của chất lượng là chất lượng sản phẩm, nghĩa rộng còn bao gồm cả chất lượng công việc. Chất lượng sản phẩm chỉ công dụng của sản phẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thoả mãn đặc tính chất lượng mà nhu cầu xã hội cần có…và độ bền theo thời gian của các đặc tính đó.

- Chất lượng công tác là trình độ đảm bảo của các mặt công tác sản xuất, kỹ thuật và tổ chức, tạo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn bao gồm chất lượng công tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiện trường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác. Chất lượng sản phẩm do chất lượng công tác quyết định, chất lượng công tác là sự đảm bảo của chất lượng sản phẩm. Hai vấn đề vừa có chỗ khác nhau lại vừa có quan hệ mật thiết với nhau.

1.5: Hiệu quả được hiểu: “ Cái đạt được ở một việc, một hoạt động “.

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở lĩnh vực khác nhau (Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả kinh tế xã hội; Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả và tỷ suất hiệu quả …) : Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất; Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi xuất, lợi nhuận; Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian.

Phụ lục:

1. Phụ lục 1 tiêu chuẩn phân cấp văn hoá doanh nghiệp: 4 trang. 2. Phụ lục 2 danh mục trọng số các yếu tố VHDN: 1 trang. 3. Phụ lục 3 check list các loại nghi lễ trong DN: 1trang.

4. Phụ lục 4 hướng dẫn xây dựng slogan cho công ty: 5 trang.

5. Phụ lục 5 tài liệu huấn luyện văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở: 27 trang. 6. Phụ lục 6 quy định về văn hoá giao tiếp của CNV: 2 trang.

8. Phụ lục 8 danh mục các triết lý kinh doanh của DN: 2 trang. 9. Phụ lục 9 mẫu triết lý về phương châm quản lý công ty 2 trang. 10.Phụ lục 10 bảng phân quyền cho CNV công ty 2 trang.

11.Phụ lục 11 check list hê thống văn bản nội bộ doanh nghiệp 3 trang. 12.Phụ lục 12 danh mục các giá trị tính cách mà DN hướng tới: 4 trang.

13.Phụ lục 13 câu hỏi phỏng vấn khách hàng về văn hoá doanh nghiệp 1 trang. 14.Phụ lục 14 câu hỏi phỏng vấn ứng viên về VHDN 3 trang.

15.Phụ lục 15 câu hỏi phỏng vấn về lý tưởng – niềm tin – sự thoả mãn của nhân viên 3 trang. 16.Phụ lục 16 checklist kiểm tra đạo đức trong văn hoá tổ chức 3 trang.

17.Phụ lục 17 checklist thăm quan và đánh giá VHDN 3 trang.

18.Phụ lục 18 bảng đánh giá điểm phân cấp văn hoá doanh nghiệp 1 trang. 19.Phụ lục 19 bản đánh giá VHDN tham khảo 5 trang.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ THAY ĐỔI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w