Hình thức khai tăng số tiền tổn thất:

Một phần của tài liệu Trục lợi bảo hiểm và giải pháp nhằm hạn chế tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty PJICO (Trang 58 - 60)

- Xe ôtô mang biển kiểm soát 35M – 5556 ngày 17/11/1998 bị đâm vào dải phân cách km 9 + 824 quốc lộ 5A, giấy chứng nhận bảo hiểm được

d.Hình thức khai tăng số tiền tổn thất:

Trường hợp này thường được thể hiện qua các hành vi sau:

- Bảo hiểm TNDS: Khai tăng số tiền tổn thất hoặc số tiền phải bồi thường cho người thứ ba, đưa tài sản hoặc hàng hoá hư hỏng (bảo hiểm TNDS đối với hàng hoá) không do tai nạn vào hiện trường.

- Bảo hiểm vật chất thân xe:

. Đưa báo giá sửa chữa cao hơn so với thực tế, thúc ép Pjico chấp nhận phương án khắc phục hậu quả tai nạn bất hợp lý (thiệt hại bộ phận nhẹ nhưng đòi thay mới).

. Không thiệt hại, không sửa chữa nhưng cũng kê khai, đưa vào hợp đồng sửa chữa.

. Sửa chữa thay thế cả những bộ phận hư hỏng không do tai nạn, hoặc bị tai nạn từ trước khi tham gia bảo hiểm.

. Thay thế những vật tư cũ, chế lại… nhưng kê khai thay vật tư

mới.

. Lấy cắp phụ tùng xe (kính, gương…), tài sản, hàng hoá chở

trên xe thay vào đó đồđã hư hỏng.

Biện pháp ngăn chặn và xử lý:

- Phải giám định trực tiếp trong thời gian sớm nhất (giám định sơ bộ, giám định chi tiết).

- Phải theo dõi thường xuyên trong quá trình sửa chữa.

- Chú ý công tác nghiệm thu sửa chữa (bộ phận hư hỏng thực tế đã sửa chữa, thay thếđúng chủng loại, chất lượng…).

- Những bộ phận thay thế, thu hồi phải được quản lý chặt chẽ, tránh hiện tượng quay vòng sửa chữa đòi tiền bồi thường.

- Hợp tác tốt với xưởng sửa chữa nhưng phải có thái độ độc lập, kiên quyết.

- Hình thức này rất dễ thực hiện vì thế rất dễ phát hiện. Công ty nên có sẵn những bảng báo giá cụ thể, từng loại thiết bị, cho từng loại xe của từng hãng đồng thời trong đội ngũ giám định nên có một thợ máy.

- Nếu phát hiện ra hình thức gian lận này có thể giải quyết theo nguyên tắc hoà giải, êm thấm, khi có những bằng chứng, chứng minh khách hành trục lợi để giữa khách hàng tránh chuyện bé xé ra to. Nhưng khách hàng một mực không chịu nhận thì phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ

cho khách hàng thấy được hành vi gian lận của mình và không chấp nhận bồi thường.

Dưới đây là một vài ví dụđiển hình:

- Xe 29N- 5338 của công ty TNHH Song Ánh Nguyệt, lúc 8 giờ 30 ngày 13/06/2002 khi xe đang đi trên đường vào khu Nghĩa Tân thì bị va vào bức tường do trách người qua đường gây thiệt hại: vỡ đèn xi nhan bên phải, sước sơn cửa sau xe bên phải, rơi nẹp cửa sau xe và xây xát hông bên phải, bồi thường thực tế là 11.812.000 đồng nhưng chủ xe đã làm hồ sơ yêu cầu bồi thường đến công ty Pjico Hà Nội với số tiền lên tới 30 triệu đồng.

- Bên cạnh đó, việc khai tăng số tiền tổn thất bằng cách thông đồng với bác sĩđể khai tăng bệnh án hay nội dung trong đơn thuốc thì rất khó phát hiện.

- Trường hợp tai nạn ở Đông Anh Hà Nội là một ví dụ điển hình. Chiếc xe môtô mang biển kiểm soát 29K-1122 do chủ xe Nguyễn Trọng Ân

điều khiển tham gia bảo hiểm người ngồi trên xe tại Pjico Hà Nội với mức trách nhiệm 10 triệu đồng/ vụ. Ngày 14/5/2002 do phóng nhanh ông Ân đã không làm chủ được tốc độ đã đâm vào người đi phía trước làm xe đổ lên người, ông Ân đã được đưa vào Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải để điều trị. Nghiên cứu hồ sơ, cán bộ Pjico Hà Nội được biết ông Ân bị gãy xương bàn chân và sương sườn nằm điều trị hai đợt. Để làm rõ Pjico Hà Nội đã kiểm tra bằng cách đưa ông Ân đi chụp X- quang tại Bệnh Viện Việt Đức. Kết quả

cho thấy ông Thư chỉ bị thương nhẹ và cuối cùng sự việc được làm sáng tỏ

thì ra ông Ân đã thông đồng với nhân viên Bệnh Viện để có tấm phim X- quang bị gãy xương bàn chân và xương sườn mang tên ông Nguyễn Trọng Ân. Pjico Hà Nội đã từ chối bồi thường phần gãy xương bàn chân và xương sườn và chỉ bồi thường 3.7 triệu đồng theo chếđộ bồi thường của người ngồi trên xe.

Một phần của tài liệu Trục lợi bảo hiểm và giải pháp nhằm hạn chế tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty PJICO (Trang 58 - 60)