nF C M(Hg ) fM(Hg) Trong đó dòng khuếch tán phụ thuộc vào :
I.5.2.1 Phương pháp cực phổ sóng vuôn g:
Hình 1.1 : Các thành phần điện áp trong SWP
: Điện áp một chiều : Điện áp xoay chiều
t E
Hình 1.2 : Dạng tín hiệu đo của phương pháp SWP
Phương pháp cực phổ sóng vuông được đưa ra bởi Barker và Jenkin (1582 ). Phương pháp này điện cực giọt thuỷ ngân được phân cực bằng một điện áp một chiều biến thiên theo thời gian, được cộng thêm vào một điện áp xoay chiều dạng vuông góc có tần số 125 – 200Hz và có biên độ có thể thay đổi từ 1- 5mV. Mặc dù điện cực được phân cực thường xuyên bằng điện áp xoay chiều cộng vào điện áp một chiều nhưng nhờ một thiết bị đồng bộ người ta chỉ ghi cường độ dòng vào khoảng thời gian hẹp vào cuối mỗi giọt, có thể là 2 giây sau khi tạo thành giọt trong một khoảng 100 – 200 giây ứng với cuối nửa chu kỳ trong điều kiện đó.
Trong thực tế người ta thường đo cường độ dòng điện ở hai thời điểm, sau khi nạp xung khoảng 17ms và sau khi ngắt xung 17ms.
Hiệu của hai giá trị dòng điện này là tín hiệu đầu ra. Sự phụ thuộc của hiệu dòng điện này theo thế điện cực có dạng đỉnh píc như trên.
Ở tại đỉnh píc là Epíc tương đương như E1/2 trong cực phổ cổ điển. Bằng phương pháp cực phổ sóng vuông có thể đạt độ nhạy tới 10-7M và độ chọn lọc là 10000.
Nhược điểm của phương pháp này là độ nhạy giảm khi tăng tính thuận nghịch của quá trình điện cực. Giá trị đỉnh ipíc được tính theo phương trình : ip = K . n2 . D1/2 . ΔEA . CA
Trong đó :
K = Hằng số
n : Số electron trao đổi trong phản ứng D : Hệ số khuếch tán
ΔEA : Biên độ xung
CA : Nồng độ chất phân tích trong dung dịch
Hiện nay phương pháp cực phổ sóng vuông được mở rộng thành phương pháp Von – ampe sóng vuông. Toàn bộ quá trình đo của phương pháp này trên giọt thuỷ ngân với bước quét thế nhanh với xung sóng vuông 5 – 10 giây, biên độ xung 50mV được thêm vào, thời gian đặt xung với tần số 250 Hz có tốc độ quét 1000mV/s vì thế điều kiện đo này chỉ xảy ra trên giọt thuỷ ngân là tốt