Khu công nghiệp Xuân Lộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải (Trang 37 - 41)

- Chất lượng không khí tại khu vực khu công nghiệp Xuân Lộc có diễn biến theo chiều hướng tốt từ năm 2005-2008. So với năm 2005 và 2007 nồng độ bụi, SO2, NO2 và CO năm 2008 có xu hướng giảm dần. Đặc biệt nồng độ CO năm 2008 giảm 7,52 lần so với năm 2005, giảm 2,2 lần so với năm 2007. Biểu đồ 2.20: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 6 từ năm 2007 - 2008

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008)

Biểu đồ 2.21: Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Xuân Lộc

từ năm 2006 - 2008

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 6 từ năm 2007-2008 0,154 0,038 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Xuân Lộc từ năm 2005-2008 9,40 2,80 1,25 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2007 2008 Năm Mg/m 3 CO TCVN 5937:2005

2.3. Kết Lun

™ Nước mặt

Qua các kết quả tìm hiểu cho thấy chất lượng nước mặt qua các năm có biểu hiện suy giảm, môi trường nước chủ yếu bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, Fe tổng, TSS và coliform đều có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Sông Đồng Nai: các lưu vực đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, Fe tổng, TSS và Coliform. Ô nhiễm do Fe tổng và TSS xảy ra vào mùa mưa. Nguyên nhân do các hoạt động nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, nước thải đô thị (Thành phố Biên Hòa), KCN và các công ty chưa xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào.

- Sông Thị Vải chất lượng môi trường nước sông Thị Vải vẫn còn bị ô nhiễm nghiêm trọng Hiện tượng phú dưỡng hóa đang xảy ra, phổ biến là ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm hữu cơ cao. Tuy nhiên, sông Thị Vải trong thời gian gần đây có mức độ ô nhiễm nguồn nước sông đã được phần nào cải thiện thông qua hàm lượng chỉ thị các chất thải hữu cơ và vi sinh đã giảm đáng kể. Thông số BOD5 sau lũ lụt đã giảm 11,6%; Thông số COD đã giảm 13,9%; Thông số N-NH3 đã giảm 24,8% và Hàm lượng vi khuẩn Coliform đã giảm 41,8%.

- Sông La Ngà: môi trường nước sông các khu vực quan trắc đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, Fe tổng, Coliform. Một số khu vực còn bị ô nhiễm do TSS. Trong các dạng ô nhiễm này, ô nhiễm do các chất hữu cơ xuất hiện nhiều nhất và có xu hướng giảm dần về phía hạ lưu- Sông Buông: môi trường nước các khu vực quan trắc đã bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng, Fe tổng và Coliform. Trong đó, ô nhiễm do Coliform là nhiều nhất về mức độ và về tỷ lệ xuất hiện. Qua kết quả các năm quan trắc cho thấy ô nhiễm do Coliform gặp ngày càng nhiều. Các dạng ô nhiễm khác đều không thay đổi hoặc có xu hướng giảm.

- Các hồ:

+ Hồ Trị An: chất lượng môi trường nước hồ Trị An vẫn đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt theo TCVN 5942: 2005, cột A. Tuy nhiên, chất lượng nước hồ chịu tác động mạnh của việc nuôi cá bè và Công ty men thực phẩm Mauri La Ngà, công ty cổ phần mía đường La Ngà và các hoạt động khác ở khu vực xung quanh hồ.

+ Hồ Cầu Mới 1 (tuyến 5) và hồ Cầu Mới 2 (tuyến 6): khu vực hai hồ này đã bị ô nhiễm do các tác nhân: các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, Fe tổng, Coliform. Trong các dạng ô nhiễm trên, ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (N-NH3) là nhiều nhất về mức độ cũng như về tỷ lệ xuất hiện. Ô nhiễm do Coliform chỉ xuất hiện với tỷ lệ thấp.

+ Các hồ khác như hồ Sông Mây, hồ Thanh Niên, hồ Núi Le, hồ Đa Tôn, hồ Long Ẩn, hồ Gia Ui có chất lượng nước sử dụng nước với mục đích cấp nước sinh hoạt đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, TSS, Fe tổng và Coliform.

+ Đối với các hồ sử dụng nước với mục đích bảo vệđời sống thuỷ sinh (hồ Đa Tôn, hồ Long Ẩn) cũng đã bị ô nhiễm do TSS và Coliform. Tuy nhiên, ô nhiễm hai dạng này chỉ xuất hiện với tỷ lệ thấp.

™ Không khí

Chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh qua các năm biểu hiện ô nhiễm cục bộ một vài nơi tại các thời điểm khác nhau, chủ yếu là ô nhiễm bụi, CO với nồng độ tăng cao vào các tháng mùa khô và giảm dần vào các tháng mùa mưa. Nồng độ SO2 và CO2

vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. . Nhìn chung chất lượng không khí tại khu vực các khu công nghiệp từ năm 2004-2008 được cải thiện theo chiều hướng tốt, với nồng độ các thông số môi trường đặc trưng bụi, CO, SO2 và NO2đều giảm.

Chương3

HIN TRNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIP NHN

NƯỚC THI VÀ KHÍ THI CÔNG NGHIP

TRÊN ĐỊA BÀN TNH ĐỒNG NAI

Trước thực trạng suy giảm chất lượng môi trường và ô nhiễm cục bộ tại các KCN, KDC và để áp dụng Luật Bảo vệ môi trường, các TCVN, QCVN trên địa bản tỉnh Đồng Nai. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 65/2007/QĐ- UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dựa trên cơ sở Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 887/TTr- ngày 20 tháng 11 năm 2007.

Phân vùng môi trường này dành cho hai đối tượng chính môi trường nước mặt và không khí. Trong đó, phân vùng môi trường tiếp nhận nước dựa trên hai hình thái dòng chảy động và tĩnh tương ứng với sông, suối và hồ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải (Trang 37 - 41)