Tính toán lượng hơi chì phát thải của dự án

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp GIS và mô hình hóa môi trường vào đánh giá tác động môi trường (Trang 33 - 36)

N ội suy không gian

2.2.2 Tính toán lượng hơi chì phát thải của dự án

Quá trình sản xuất nguyên liệu (bản điện cực dương) dùng trong sản xuất ắc quy sử dụng nhiều chì như chì nguyên chất, chì hợp kim, làm phát sinh hơi chì ở các công đoạn sau:

- Công đoạn nung chảy chì ở lò luyện kim - Công đoạn nghiền, trộn, sấy

- Công đoạn đúc bản cực

Vì vậy, công ty có kế hoạch xử lý bằng cách lắp đặt nhiều hệ thống chụp hút thu gom và đưa về 7 hệ thống xử lý khí thải: 4 hệ thống xử lý hơi chì, bụi chì tại khu vực trát bản, công suất là 10.000 m3/h (hệ thống này đi kèm với hệ thống máy móc); 1 hệ thống xử lý hơi chì, bụi chì tại lò luyện kim và 2 hệ thống xử lý tại khu vực đúc bản, công suất mỗi hệ thống 18.000 m3/h

Quá trình sản xuất lắp ráp ắc quy của nhà máy phát thải hơi chì ở các công đoạn sau:

- Công đoạn sắp xếp, kết nối tấm bản điện cực với bản cực (lò nung), hàn và di chuyển các bản điện cực

- Công đoạn hàn đầu điện cực

Vì vậy, công ty có kế hoạch xử lý bằng cách lắp đặt nhiều hệ thống chụp hút thu gom và đưa về 5 hệ thống xử lý khí thải: 2 hệ thống đặt tại khu vực lắp bản điện cực, 1 hệ thống tại khu vực lò nung, 2 hệ thống tại khu vực sạc điện, công suất mỗi hệ thống là 18.000 m3/h.

Tại hệ thống xử lý khí thải, lượng hơi chì sẽ không được giữ lại hoàn toàn, khí thải mang theo lượng hơi chì ở nồng độ thấp hơi sẽ được thải ra ngoài qua hệ thống ống khói của nhà máy.

Khí thải mang theo hơi chì vẫn có thể gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh nếu tải lượng bụi và chì vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó việc tính toán lượng hơi chì thất thoát vào môi trường không khí là rất cần thiết.

Ứng dụng phương pháp GIS và mô hình hóa môi trường vào đánh giá tác động môi trường

Hiện tại dự án chưa đi vào hoạt động nên nồng độ khí thải tại các ống thoát khí được tham khảo từ kết quảđo đạc tại các ống thoát khí tại các khu vực đặc trưng của các công ty có công nghệ sản xuất và xử lý khí thải tương tự như Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai, Công ty TNHH Ắc quy GS, Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech. Nồng độ khí thải tại các ống thoát khí được trình bày tại Bảng 2.5

STT Khu vực Nồtạng i 1 độống chì (mg/m3) Số lượng ống thoát khí Lưu lượng 1 ống (m3/h) Tải lượng (g/h) Tải lượng (kg/năm) 1 Khu vực trát bản 0,229-1,095 4 10.000 10,95 2,29- 10,99-52,56 2 Lò luyện kim, lò nung 2,930 2 18.000 52,74 253,15 3 Khu vực đúc bản 0,401-1,090 2 18.000 19,62 7,22- 34,65-94,18 4 tách bKhu vảựn cc cực ắt thẻ, khu 0,582-1,200 2 18.000 10,48-21,60 103,68 50,28- 5 xLếắp p bđiệản cn đựiệc n cực, hàn 0,143 – 0,219 2 18.000 2,57-3,94 12,36-18,92 6 Khu vực sạc điện 0,415 – 0,714 2 18.000 12,85 7,47- 35,86-61,69

Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp TCVN 5939:2005 Cột B; Kp = 1; Kv = 1; Đơn vị: mg/Nm3(*))

5 - - - -

Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp TCVN 5939:2005 Cột B; Kp = 0,9; Kv = 1; Đơn vị: mg/Nm3(*))

4,5 - - - -

Ngun:

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Xí nghiệp ắc quy Đồng Nai 8/2008, 8/2007 Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam 11/2007

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 7/2008

Chú thích:

Cột B: Giá trị giới hạn quy định cho các nhà máy, cơ sở xây dựng mới.

Kp = 1: Hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng nguồn thải P với P ≤ 20.000 m3/h. Kp = 0,9: Hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng nguồn thải P với

20.000<P≤100.000 m3/h.

Kv = 1: Hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất tại vùng 3 (khu công nghiệp,…).

Những ảnh hưởng từ hơi chì

Chì là kim loại có điểm nóng chảy thấp, khả năng chống ăn mòn cao và có độc tính cao. Môi trường không khí tự nhiên đã có sẵn chì nhưng với nồng độ nhỏ hơn, ước tính khoảng 5.10-5 µg/m3. Quá trình sản xuất ắc quy và nguyên liệu dùng trong sản

Ứng dụng phương pháp GIS và mô hình hóa môi trường vào đánh giá tác động môi trường

xuất ắc quy (bản điện cực) của dự án chắc chắn sẽ phát sinh một lượng bụi chì với nồng độ cao, chủ yếu từ công đoạn nghiền, đúc tấm cực, sắp xếp, hàn và di chuyển các bản điên cực.

Một phần đáng kể các bụi chì phát sinh từ các công đoạn này có kích thước nhỏ hơn micromet và chúng có thể phát tán ra trong môi trường xung quanh, có thể thâm nhập sâu vào phổi nếu hít phải (Brunekreef, 1986).

Vì vậy, nếu không được thu gom và xử lý hợp lý thì bụi chì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các công nhân làm việc trong nhà máy. Hai con đường chính của chì thâm nhập vào cơ thể con người là quá trình ăn uống và quá trình hít thở. Trong nhà máy, quá trình hít thở của công nhân lao động có nguy cơ hít phải chì cao hơn quá trình ăn uống thực phẩm. Khoảng 30 – 50% của chì khi hít thở sẽ được giữ lại trong hệ hô hấp và hấp thu vào cơ thể (WHO, 1987).

Biểu hiện dễ thấy nhất ở người khi tiếp xúc với chì bị nhiễm độc là da sẽ trở nên xanh tái vì chì đã ức chế quá trình tổng hợp Hemoglobin, gây thiếu máu hay chân răng sẽ xuất hiện các đường viền “Burton” xám xẫm,...

Ngoài ra, chì còn có ảnh hưởng rất lớn đối với các cơ quan của cơ thể con người như hệ thần kinh (vật vã, cáu gắt, nhức đầu,...), tim mạch và cơ quan sinh sản. Nếu con người bị nhiễm chì với nồng độ cao sẽ gây ra bệnh não, đau dạ dày và ruột, đặc biệt nếu trong máu bị nhiễm chì với nồng độ cao sẽ ngăn chặn và làm giảm quá trình tổng hợp máu.

Tuy nhiên, chỉ có một lượng nhỏ chì hấp thu vào cơ thể là vào trong máu, một số tích lũy trong gan, thận, mỡ và số còn lại thải ra trong phân, nước tiểu, mồ hôi.

Công ty sẽ thu gom và xử lý hợp lý các nguồn phát thải chì để giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của các công nhân viên làm việc trực tiếp trong nhà máy và khu vực xung quanh, các doanh nghiệp và khu dân cư lân cận. Tuy nhiên, không thể xử lý triệt để toàn bộ lượng hơi khí thải phát sinh có trong khí thải.

Do đó, để đánh giá và dự báo nồng độ chì sẽ tăng lên bao nhiêu do hoạt động phát thải của các ống thoát hơi chì sau hệ thống xử lý khi nhà máy đi vào hoạt động đến các khu vực lân cận, chúng tôi ứng dụng mô hình Gauss (áp dụng đối với vận tốc gió trung bình) và mô hình Berliand (được áp dụng đối với tốc độ gió nguy hiểm) và phần mềm arcview để nội suy, phân vùng ô nhiễm.

Ứng dụng phương pháp GIS và mô hình hóa môi trường vào đánh giá tác động môi trường

CHƯƠNG 3: KT QU VÀ BÀN LUN

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp GIS và mô hình hóa môi trường vào đánh giá tác động môi trường (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)