hưởng của nó
1- Xập thành hố đào: Nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo địa chất, địa tầng kém bền vững, đất rời rạc, cát đùn chảy, hoặc bùn chảy. Mực nước ngầm lớn, nếu không duy trì đủ dung dịch Bentonite theo yêu cầu kỹ thuật.
+ Do địa chất thủy văn phức tạp, các lớp đất đá kém ổn định, đất bồi, đất phong hóa dẫn đến mất dung dịch Bentonite.
+ Do thiết bị đào không hợp lý, thi công kéo dài làm cho dung dịch Bentonite bị phân rã, hoặc thi công hố đào quá nhanh, màng dung dịch Bentonite chưa kịp hình thành nên thành hố dễ bị sụt.
+ Khi hạ lồng thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch Bentonite làm sập thành hố.
+ Chất lượng Bentonite không phù hợp với địa tầng hố đào, không giữ được thành vách là sạt lở hố đào.
+ Do khung lồng thép bị trồi lên hay cong vênh cũng gây nên các sự cố. 2- Do sự cố trong quá trình đổ bê tông như:
- Rơi lồng thép: Hiện tượng đứt mối hàn, đứt móc treo lồng thép hoặc cáp cẩu dẫn đến lồng thép bị rơi xuống hố móng.
- Kẹt ống đổ bê tông. - Sự cố nước vào ống dẫn.
- Sự cố khó rút bộ gá chuyên dụng.
3- Các sự cố trên ảnh hưởng đến việc thi công cũng như chất lượng của tường Barrette:
- Về chất lượng bê tông tường Barrette.
- Về độ chống thấm của tầng hầm sẽ không được đảm bảo. - Về hiệu quả thi công tường Barrette không kinh tế.