Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

Một phần của tài liệu Văn học – giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học part 5 pptx (Trang 30)

+ Mối quan hệ giữa hai thuật ngữ Folklore và VHDG: Folklore là một thuật ngữ mang nội hàm rộng chỉ những sáng tác dân gian thuộc nhiều loại hình khác nhau. Còn VHDG là thuật ngữ mang nội hàm hẹp hơn chỉ một trong những loại hình sáng tác dân gian mà thôi – loại hình này sử dụng chất liệu cơ bản là ngôn từ.

+ Nêu và phân tích 3 đặc trưng cơ bản của VHDG:

Đặc trưng thứ nhất: VHDG là những sáng tác ngôn từ mang tính tập

thể - truyền miệng. Trước hết, nó là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ qua những thời gian và không gian khác nhau. Có thể hình dung sự ra đời và tồn tại của một tác phẩm VHDG như sau: lúc đầu, một người nào đó, trong giây phút ngẫu hứng nghĩ ra một mẩu chuyện hoặc vài câu phát ngôn trước tập thể, người nghe tiếp nhận với một tinh thần hào hứng, để rồi tái bản bằng lời cho nhiều người khác, vòng tuần hoàn ấy dường như không kết thúc và cũng khó đoán định được thời điểm khởi đầu, quá trình tuần hoàn của VHDG chính là quá trình sửa chữa, bổ sung làm cho nó ngày càng hoàn thiện. Một tác phẩm chỉ có thể trở thành một sáng tác dân gian khi sáng tác đó do một cá nhân khởi xướng, sau đó nhập vào đời sống dân gian, sống cuộc đời nổi trôi trong lòng và trên cửa miệng của tập thể nhân dân thuộc mọi thời đại, ở các địa phương khác nhau. Về chất lượng nội dung, một tác phẩm VHDG phải phản ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Về chất lượng hình thức, tác phẩm

Một phần của tài liệu Văn học – giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học part 5 pptx (Trang 30)