- Về khó khăn, yếu kém:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2. Quan điểm phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Để phát triển DNVVN trong thời gian sắp tới, theo tôi cần quán triệt các quan điểm cơ bản và định hướng sau:
Một là, phát triển DNVVN phải thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường hiện nay, để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương, cần có những định hướng cụ thể nhằm tác động lên mọi thành phần kinh tế phát huy hết
tiềm năng sẳn có tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Quán triệt quan điểm này cần phải:
- Hoàn thiện chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chỉ duy trì những doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, cần đẩy nhanh thực hiện tiến trình cổ phần hóa và bán, khoán, cho thuê, giải thể đối với những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả.
- Đối với kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là, phát triển DNVVN phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trên địa bàn tỉnh
Để đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, tỉnh cần đầu tư mạnh vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ cũng như có chính sách hỗ trợ cho DNVVN phát triển, cụ thể là:
- Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các DNVVN hoạt động, tăng cường tính tự chủ , tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
- Nâng cao tính năng động, linh hoạt cho các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, đặc biệt là tạo mối liên kết giữa các DNVVN với các doanh
nghiệp lớn như tăng cường khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
- Cần tập trung đầu tư phát triển các DNVVN thuộc ngành thế mạnh của địa phương như: thủy sản, dược phẩm, thực phẩm, chế biến lương thực, mac mặc, thủ công mỹ nghệ …phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển doanh nghiệp thuộc ngành truyền thống, thu hút lao động, tận dụng nguồn nguyên liệu rẽ tại chổ, tạo ra sản phẩm phong phú phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: dệt chiếu ở Định yên Lấp Vò, mây tre đan ở huyện Cao Lãnh, sản xuất đồ gốm ở huyện Châu Thành, trồng hoa cảnh, cây cảnh ở Thị xã Sađéc…
Ba là, phát triển DNVVN phải theo qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Triển khai xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp tập trung: khu công nghiệp Sađéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản, khu công nghiệp sông Hậu thuộc hai vùng kinh tế trọng điểm. Hoàn thành quy hoạch và triển khai xây dựng các cụm công nghiệp huyện đi vào hoạt động như cụm cơ khí ở Sađéc, cụm Cần Lố-Cao Lãnh, cụm Vàm Cống-Lấp Vò…Bên cạnh đó hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thãi tập trung trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bốn là, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vốn thành lập các công ty cổ phần (CTCP) và các DNVVN liên doanh, liên kết với nhau để tạo thế mạnh cạnh tranh trong nước, tạo khả năng vươn ra thị trường Thế giới.
Năm là, các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cần huy động liên kết theo ngành và hình thành các hiệp hội DNVVN để tạo khả năng vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh để phát triển.